Phân NPK có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Cách bón như thế nào?

Phân NPK có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Cách bón như thế nào? Mọi người đều biết phân bón có vai trò vô cùng quan trọng trong việc trồng trọt. Trong đó, phân NPK là loại được nhiều người sử dụng nhất. Do đó, thông tin về phân này cũng được rất nhiều người quan tâm. Gianongsan sẽ chia sẻ tới bạn đọc các thông tin này ở bài viết dưới đây.

Phân NPK là gì?

Đây là loại phân bón hỗn hợp chứa ít nhất hai thành phần dinh dưỡng trong ba loại là N, P và K. Hoặc nó cũng có thể chứa cả ba loại này. Hiện nay, phân NPK có hai dạng là phân trộn và phân phức hợp. Trong đó, phân trộn là loại được trộn lẫn thêm các nguyên liệu ban đầu N, P và K. Còn phân phức hợp là loại được điều chế hóa học từ những nguyên liệu ban đầu.

Phân NPK có công dụng tăng năng suất cây trồng. Đồng thời, nó cũng giúp bảo vệ cây khỏi sâu bệnh và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Do đó, loại phân này được rất nhiều người sử dụng. Với một liều lượng NPK hợp lý, cây trông của bạn sẽ tăng trưởng tốt, đạt hiệu suất tối đa. Tuy nhiên, loại phân bón này cũng thuộc diện cần được kiểm định về độ an toàn cho cây trồng và sức khỏe con người.

Phân NPK có tác dụng gì?

Chi tiết về tác dụng vượt trội của phân NPK là:

+ Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây: Trong phân NPK có chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cân bằng và thích hợp với mọi loại cây trồng. Ngoài ra, nó cũng được kết hợp thêm đạm, kali, lân để cây phát triển ổn định và toàn diện nhất.

+ Kích thích cây ra lá, hoa và quả: Phân NPK là giải pháp hàng đầu giúp cây sinh trưởng chiều cao tốt. Bên cạnh đó, nó cũng kích thích cây ra hoa, lá và quả tùy theo nhu cầu từng giai đoạn của người dùng. Thành phần kali trong phân NPK giúp quá trình tổng hợp đường bột và xenlulozo của quả. Qua đó, màu sắc cũng như độ ngọt của quả được tăng cường.

+ Tăng sức đề kháng cho cây: Phân NPK giúp cây trồng, rau tăng sức đề kháng. Nhờ đó, cây có thể chống chọi với thời tiết khắc nghiệt dễ hơn để có thể ổn định phát triển.

+ Cải thiện độ phì nhiêu của đất: Các thành phần dinh dưỡng trong phân NPK có cũng sẽ ngấm vào đất trong quá trình chăm bón. Nhờ đó, độ phì nhiêu của đất được cải thiện tốt nhất. Điều này sẽ giúp bà con có thể canh tác dễ dàng hơn.

Cách bón phân NPK như thế nào?

Để có thể đảm bảo được hiệu quả tối đa, bạn cũng cần phải biết cách bón phân NPK đúng. Chi tiết như sau:

Phân NPK có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Cách bón như thế nào?

Sử dụng đúng loại để bón

Hiện nay, có rất nhiều loại phân bón NPK được bày bán trên thị trường. Trong đó, mỗi loại khác nhau sẽ có một công thức cùng tỷ lệ thành phần dinh dưỡng khác nhau. Do đó, bạn cần phải sử dụng đúng loại phân NPK mà cây trồng của bạn cần. Ngoài ra, phân bón NPK cũng cần được sử dụng sao cho phù hợp với cấu trúc của từng loại đất khác nhau.

Mỗi loại cây trồng, rau sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Không chỉ vậy, tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển mà nhu cầu này cũng sẽ có sự thay đổi. Ví như cùng một giai đoạn phát triển nhưng có loại cây cần nhiều kali hơn đạm nhưng có loại lại ngược lại. Vì thế, bạn cần phải hiểu rõ đặc tính cây trồng, rau của mình để chọn lựa loại phân NPK phù hợp.

Bón đúng liều lượng

Liều lượng phân bón sao cho hợp lý cũng là một vấn đề rất quan trọng mà bạn cần lưu ý. Bởi chỉ khi sử dụng đúng liều lượng thì hiệu suất đem lại cho cây trồng mới là tốt nhất. Để có thể tiết kiệm chi phí và sử dụng phân hợp lý, bạn cần quan sát kỹ trạng thái hiện tại của cây trồng. Ngoài ra, yếu tố thời tiết và mùa vụ rất quan trọng trong việc quyết định điều chỉnh liều lượng phân bón phù hợp.

Theo chia sẻ của nhiều nhà nông có kinh nghiệm, ở giai đoạn ra hoa, quả và nuôi quả thì cây thường sẽ cần nhiều dinh dưỡng hơn. Vì thế, bạn nên tăng lượng phân NPK vào giai đoạn này.

Chia để bón thành nhiều lần

Việc bón phân không phải diễn ra hàng ngày khi bạn trồng cây, rau. Mà nó cần thực hiện đúng vào giai đoạn thích hợp của cây trồng. Trong suốt quá trình sinh trưởng, cây lúc nào cũng sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng để phát triển và duy trì sự sống. Vì thế, phân bón NPK cần phải được chia nhỏ thành nhiều lần theo một quy trình và giai đoạn phù hợp.

Nếu bạn bón quá nhiều phân NPK trong cùng một thời điểm thì có thể gây tác dụng ngược. Ví dụ như lãng phí, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới cây,…

Bón đúng lúc

Để cây hấp thu được hiệu quả lượng phân bón bạn cung cấp, việc bón đúng lúc là rất cần thiết. Tốt nhất nên bón lúc cây khỏe mạnh. Bởi ở thời điểm này cây sẽ thực hiện tốt được các chức năng hấp thu chất dinh dưỡng từ đất. Đồng thời, ở từng giai đoạn, loại phân NPK được sử dụng cũng sẽ khác nhau.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát thời tiết để tiến hành bón phân. Không nên bón khi trời nắng gắt. Sau khi bón phân, bạn nên tưới nướcngay để giúp phân không bị bốc hơi chất dinh dưỡng. Nhưng cũng không nên sử dụng phân NPK khi trời mưa. Bởi nó có thể làm trôi chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Gợi ý loại phân NPK nên sử dụng cho từng giai đoạn cây trồng

Như đã nêu ở trên, trong từng giai đoạn của cây trồng, rau sẽ cần một lượng phân bón khác nhau. Quy tắc chung mà bạn có thể tham khảo về chế độ dinh dưỡng cho cây như sau:

Giai đoạn nuôi cành tạo tán

Ở giai đoạn này cần ưu tiên chọn phân có hàm lượng lân và đạm cao. Lượng Kali cần thấp hơn. Ví du như NPK 16-16-8 hay NPK 20-20-15.

Giai đoạn ra hoa, ra quả

Trong giai đoạn nay bạn nên sử dụng loại phân NPK 20-20-15 hoặc 16-16-8. Hai loại này đều có hàm lượng NPK cân đối. Chúng sẽ giúp quả lớn, tăng tỷ lệ đậu quả và phát triển hoa. Ngoài ra, tại giai đoạn này bạn thêm kết hợp thêm trung vi lượng. Bởi trong đất canh tác thường thiếu hụt nhiều chất này. Mà thiếu trung vi lượng có thể khiến trái bị méo, khó đậu, rụng nhiều. Với những quả lớn thì có thể bị thối hay màu sắc không đẹp.

Giai đoạn trái tầm giữa

Trong giai đoạn này, phân NPK 16-16-16 sẽ phù hợp nhất. Bởi lúc này hàm lượng Kali mà cây cần cao hơn giai đoạn trước. Kali sẽ giúp quả không bị rụng, thối. Ngoài ra, tỷ lệ này cũng vừa phải với đường cánh tán. Với những cây to thì bạn bón nhiều hơn, cây nhỏ bón ít. Tuy nhiên, lượng phân vẫn phải cân đối vừa phải. Bởi nếu nhiều quá sẽ có thể làm ngộ độc đất, xót rễ rụng quả.

Giai đoạn trái già

Khi quả gần tới lúc thu hoạch để bán, bạn nên bón phân NPK loại 12-9-19. Bởi trái già không cần nhiều lân. Kali 19% sẽ giúp quả tăng màu sắc, độ ngọt và độ chắc.

Lưu ý để tăng hiệu quả phân bón NPK

+ Một số loại phân gây chua đất mà bạn chỉ nên bón một lần rồi đổi loại là: Lân Lâm Thao ở Phú Thọ, NPK 16-16-8-13S Philippine, Phân kali clorua.

+ Nên dùng các loại phân bón NPK nhập khẩu được sản xuất theo công nghệ mới như hóa lỏng, tháp cao.

+ Bón xung quanh gốc chiếu xuống theo đường cánh tán cây. Không bón sát vào gốc. Tốt nhất bạn nên đào rãnh xung quanh tán rồi rải phân NPK vào rãnh.

+ Thời điểm thích hợp nhất là bón vào lúc cây vừa ra đọt non. Bởi lúc này rễ nôn đang phát triển ăn phân tốt hơn.

+ Bón xong nên tưới thêm nước nếu trời khô. Bởi phân NPK ở nhiệt độ ngoài trời dễ bay hơi và biến chất.

+ Cây to bón nhiều, cây nhỏ bón ít.

+ Thay đổi các loại phân NPK thường xuyên sẽ tạo hiệu quả tốt hơn.

+ Sử dụng kết hợp phân NPK và phân hữu cơ sẽ giúp tăng số năm thu hoạch của cây.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về Phân NPK có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Ngoài ra, bài viết cũng đã chia sẻ chi tiết tới bạn đọc về kỹ thuật cũng như cách bón phân NPK đúng nhất để đem lại hiệu quả cao. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn đọc. Hãy tiếp tục theo dõi và chia sẻ bài viết của chúng tôi nhé.

Gợi ý Trang Review, đánh giá sản phẩm/dịch mua hàng: NaoTotNhat.com HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ