Phân Kali có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Cách bón như thế nào?

Phân Kali có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Cách bón như thế nào để đúng kỹ thuật và đem lại được hiệu quả cao nhất. Bạn đọc hãy cùng gianongsan tìm hiểu những thông tin quan trọng này ở bài viết dưới đây. Hãy theo dõi ngay nhé.

Phân Kali là gì?

Đây là tên chỉ nhóm phân bón cung cấp loại chất dinh dưỡng là Kali cho cây trồng, rau. Kali tại đây được cung cấp dưới dạng ion K+. Đặc điểm chính của nhóm phân Kali là chua sinh lý, dễ hòa tan vào nước và có hệ số sử dụng dinh dưỡng cao. Khoảng từ 60% đến 70%.

Khác với đạm và lân, tỷ lệ Kali trong hạt thường thấp hơn trong lá và thân. Do vậy, độ dinh dưỡng của phân Kali thường được đánh giá dựa trên tỷ lệ % khối lượng của K2O tương đương với lượng K có trong thành phần của nó. Ví dụ như trong thân lá lúa, tỷ lệ K2O vào khoảng từ 0,6% đến 1,5%. Còn trong hạt gạo thì tỷ lệ này là khoảng 0,3% đến 0,45%. Ở cây thuốc lá, tỷ lệ K2O lại đặc biệt cao. Nó vào khoảng từ 4,5% đến 5% theo chất khô.

Các dạng phân Kali phổ biến hiện nay

Tất cả các loại đất đều có chứa Kali. Tuy nhiên, lại chỉ có số ít loại đất chứa đủ để cây trồng hấp thụ. Do đó, người nông dân vẫn cần bón phân Kali cho cây để đem lại hiệu quả thu hoạch tối ưu. Một số loại phân Kali phổ biến hiện nay như sau:

Phân Kali đỏ (Kali Clorua – KCl) hay phân MOP

Đây chính là loại phân bổ biến nhất ở thị trường nước ta hiện nay. Bởi nó có giá thành rẻ lại phù hợp với nhiều loại đất khác nhau. Ngoài ra, hàm lượng Kali trong phân này cũng cao hơn so với những loại phân bón khác.

Đặc điểm

+ Công thức hóa học: KCL

+ Thành phần dinh dưỡng: 50 – 60% K2O và 45 – 47 % Clo

+ Hình dạng: Bột màu hồng, kết tinh hạt nhỏ, có độ rời tốt và dễ sử dụng.

+ Độ hòa tan trong nước: cao (344 g/L ở 20 oC)

+ pH tương đương: 7

+ Đặc tính: chua sinh lý, dễ kết dính khi gặp ẩm gây khó dùng.

Cách sử dụng

+ Dùng để bón thúc hoặc bón lót.

+ Hiệu quả với những loại cây cho tinh bột như lúa mì, ngô, lúa nước,… hay loại cây cần nhiều Kali như dầu cọ,…

+ Không dùng cho đất mặn, đất chua. Bởi dùng nhiều phân này gây chua đất, giảm độ pH của đất và tạo axit. Có thể kết hợp thêm vôi để tăng độ pH của đất lên.

+ Không sử dụng cho các loại cây không ưa Clo như chè, cà phê, thuốc lá, sầu riêng, hạnh nhân, khoai tây, óc chó, cam quýt,… Bởi nó có thể ảnh hưởng tới hương vị và phẩm chất sản phẩm thu hoạch.

Phân Kali trắng (Kali Sunfat – K2SO4) hay phân SOP

Loại phân này có thể dùng để tưới hoặc phun qua lá. Nó vừa bổ sung Kali vừa bổ sung Lưu huỳnh cho cây trồng. Điều này giúp cho chức năng tổng hợp enzyme và protein của cây tốt hơn.

Đặc điểm

+ Công thức hóa học: K2SO4

+ Thành phần dinh dưỡng: 17-18% lưu huỳnh (S), 48-53% K2O

+ Hình dạng: tinh thể nhỏ, màu trắng và ít hút ẩm

+ Độ hòa tan trong nước: 120 g/L (25 oC)

+ pH tương đương: 7

+ Đặc tính: Chua sinh lý, dùng lâu dài sẽ làm tăng độ chua của đất.

Cách sử dụng

+ Sử dụng ở một số loại cây có giá trị kinh tế cao bởi giá thành đắt.

+ Bón phân vào giai đoạn trước khi thu hoạch.

+ Phù hợp với các loại cây nhạy cảm với Clo như chè, thuốc lá, cà phê, sầu riêng,…

+ Phù hợp với các loại rau cần nhiều lưu huỳnh như cải bắp, tỏi, hành tây,…

Phân Kali Nitrat hay phân NOP

Loại phân này vừa có thể điều chỉnh các chức năng sinh học trong cây mà lại vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây.

Đặc điểm

+ Công thức hóa học: KNO3

+ Thành phần dinh dưỡng: 44-46% K2O, 13% N

+ Hình dạng: dạng viên, tinh thể

+ Độ hòa tan trong nước: 316 g/L (20 oC). Phân này dễ hòa tan và tan hoàn toàn trong nước nhanh chóng.

+ pH tương đương: 7-10

Cách sử dụng

+ Dùng để bón qua lá, bón gốc, qua hệ thống tưới và thích hợp với các loại cây trồng thủy canh.

+ Tỷ lệ Kali cao nên thích hợp với các loại cây có nhu cầu lớn về chất này. Đặc biệt là các cây đang trong giai đoạn thu hoạch.

+ Được khuyến khích nên dùng với các loại cây trồng nhạy cảm với độ mặn và nước tưới kém chất lượng.

Phân Monopotassium photphat (MKP)

Đây là loại phân có chứa Lân và Kali. Do đó, nó thường được dùng trong tình trạng cây trồng thiếu lân nhưng lại thừa đạm. Nó được dùng thông qua cách phun.

Đặc điểm

+ Công thức hóa học: KH2PO4

+ Thành phần dinh dưỡng: 34% K2O, 52% P2O5

+ Hình dạng: dạng tinh thể, màu trắng, là muối vô cơ.

+ Độ hòa tan trong nước: 226 g/L (20 oC)

+ pH tương đương: 4.2 – 4.7 (tùy theo nồng độ)

+ Đặc tính: MKP ở trong nước có giá trị EC thấp nên rủi ro gây bỏng lá thấp.

Cách sử dụng

+ Sử dụng trong thời kỳ cây trồng, rau có nhu cầu cao về lân và Kali. Đặc biệt là thời kỳ cây con có 4 đến 6 lá.

+ Thích hợp với môi trường bị ngộ độc hữu cơ và phèn.

+ Tương thích với hầu hết các loại phân bón và thuốc trừ sâu thông dụng. Tuy nhiên, không nên trộn chung với phân bón có chứa canxi và magie. Bạn nên tách riêng thành hai thùng hoặc bón vào hai thời điểm khác nhau với những loại phân này.

Phân Kali Cacbonat (K2CO3)

Đây là loại phân có hàm lượng Kali cao nhất hiện nay. Nó phù hợp với các loại cây trồng trong đất chua và không ưa Clo.

Đặc điểm

+ Công thức hóa học: K2CO3

+ Thành phần dinh dưỡng: 68% K2O

+ Hình dạng: bột tinh thể, hút ẩm tốt, màu trắng.

+ Độ hòa tan trong nước: 1120 g/L

+ pH tương đương: 5-7

+ Đặc tính: tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm mạnh.

Cách sử dụng

+ Hiệu quả trong việc ổn định độ pH và giảm độ chua của đất.

+ Giúp tăng lượng tinh bột trong cây cho củ.

+ Thích hợp đất chua và cây trồng không ưa Clo. Đặc biệt là cây sầu riêng.

Phân bón Kali Magie Sunfat

Đây là loại phân bón cung cấp các chất từ đa lượng đến trung lượng cho cây trồng.

Đặc điểm

+ Thành phần dinh dưỡng: 5 – 7% MgO, 16 – 22% lưu huỳnh, 20 – 30% K2O

+ Hình dạng: dạng hạt, đặc hơn các loại phân Kali thông thường.

+ Độ hòa tan trong nước: 240 g/L (20 oC). Phân này có hòa tan nhưng chậm hơn các loại phân Kali khác.

+ pH tương đương: 7

+ Đặc tính: không làm thay đổi độ pH của đất.

Cách sử dụng

+ Sử dụng hiệu quả trên đất bạc màu và đất cát nghèo.

+ Không chứa Clo nên phù hợp với các cây nhạy cảm Clo.

+ Thích hợp để bón cho các loại cây trồng có múi như mít, chanh, bưởi, cam, măng cụt, sầu riêng,… Hay các loại cây rau như cà rốt, cà chua, củ cải,…

Phân kali có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Cách bón như thế nào?

Phân Kali có tác dụng gì?

Kali là một chất rất cần thiết cho cây trồng. Do đó, việc sử dụng phân Kali cũng vô cùng quan trọng. Cụ thể như sau:

Vai trò của phân Kali đối với cây trồng

+ Hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng và đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây trồng, rau. Từ đó giúp nâng cao năng suất chất lượng cây.

+ Chuyển hóa đạm thành protein một cách nhanh chóng. Thúc đẩy tổng hợp đạm trong cây. Nhờ vậy, phân Kali có tác dụng giảm tác hại của việc bón phân nhiều đạm.

+ Tăng cường hydrat hóa những cấu trúc keo của huyết tương. Đồng thời giúp nâng cao khả năng phát tán của chúng. Bởi vậy, phân Kali giúp cây giữ nước tốt hơn và tăng khả năng chống hạn cho cây.

+ Tính chất hóa keo, hóa lý của tế bào của Kali giúp điều tiết các hoạt động sống của cây.

+ Giúp tăng năng suất cây trồng nhờ thúc đẩy quá trình quang hợp, tổng hợp đường, tinh bột, protein.

+ Làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước của rễ cây.

+ Tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trong điều kiện ít nắng.

+ Tăng cường sức chịu rét và chống chọi của cây trong mùa đông.

+ Khả năng chống chọi trước nấm bệnh, hạn, úng, sâu bệnh,… của cây trồng cũng được tăng cường.

+ Với rau ăn lá, phân Kali giúp giảm tỷ lệ thối nhũn, hàm lượng nitrat và tăng chất lượng rau.

+ Với cây ăn quả, phân Kali giúp giảm tỷ lệ rụng. Đồng thời thúc đẩy quá trình phân hóa mẩm non, tăng tỷ lệ đậu quả. Kali cũng giúp cho màu sắc quả đẹp hơn, tích lũy vitamin, đường giúp hương vị quả thơm ngon hơn.

Biểu hiện của cây trồng khi thiếu Kali

+ Xuất hiện những vệt cháy màu nâu đen dọc 2 bên rìa và từ chóp trên các lá già. Sau đó, các vết này lan dọc thành sọc và lá già rụng sớm. Khi thiếu Kali trầm trọng thì cành mảnh khảng dễ bị khô và chết, quả rụng nhiều.

+ Rễ dễ bị thối. Cây phát triển còi cọc, thân yếu, dễ bị đổ ngã. Khả năng chống chịu trước thời tiết và sâu bệnh kém.

+ Lá hẹp ngắn, dễ khô và héo rũ, xuất hiện các chấm đỏ.

+ Giảm sức sống và tỷ lệ nảy mầm đối với hạt giống.

+ Gây suy yếu hoạt động của các men, tăng chi phí đường cho quá trình hấp thụ.

+ Cây ngô sẽ bị đốt ngắn. Đồng thời, lá có gợn sóng và mép lá nhạt dần rồi chuyển màu huyết dụ.

+ Với cây lúa thì sẽ sinh trưởng kém, bị chín và trổ sớm, có nhiều hạt lép lửng. Phần mép lá về phía ngọn bị biến vàng.

Biểu hiện của cây trồng khi thừa Kali

+ Cây không hút được đủ các chất dinh dưỡng khác như Nitrat, Magie,… bởi tình trạng đối kháng ion.

+ Làm cây xanh teo rễ.

+ Nếu dư thừa quá nhiều Kali sẽ khiến tăng áp suất thẩm thấu của đất. Từ đó, ngăn sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây trồng.

+ Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt với những người bị bệnh về thận, tim mạch.

Cách bón phân Kali như thế nào?

Để sử dụng phân bón Kali một cách hiệu quả thì bạn cần dựa trên các yếu tố sau:

Loại đất

+ Ít chua hoặc không chua: Không nên dùng nhiều bởi dễ làm đất bị chua hóa.

+ Đất chua: Bón vôi khử chua trước khi bón phân Kali.

+ Đất thịt nhẹ và cát pha: Bón phân Kali đủ hoặc hơn một chút so với nhu cầu của cây.

+ Loại đất bón nhiều phân chuồng, cày vùi rơm rạ, đất để ải cách vụ, có tỷ lệ sét cao: bón ít Kali.

Giống cây trồng

+ Cây lấy củ và quả: bón nhiều Kali.

+ Nhóm cây mẫn cảm với Clo (Cl) như thuốc lá,…: bón phân Kali không có Clo.

+ Cây họ đậu, khoai tây: bón phân Kali nồng độ cao và không có Clo.

+ Cây lấy sợi như bông, đay,…: bón lượng Kali cao.

+ Nhóm cây đồng cỏ và lấy hạt: bón phân Kali (40% K2O) – nồng độ Kali trung bình.

+ Cây lấy củ như củ cải đường, củ cải,…: bón phân Kali có chứa thêm một ít nitrat.

Thời kỳ sinh trưởng

+ Bón Kali đều trong suốt mùa vụ.

+ Tăng cường thêm vào thời kỳ sinh trưởng của cây và ra hoa, đậu trái.

Những yếu tố khác

+ Khi bón tăng đạm thì cần bón tăng Kali.

+ Tăng các vi chất P, S, Zn để tăng hiệu quả khi sử dụng Kali.

Những lưu ý khi bón phân Kali

+ Bón phân Kali chia ra làm nhiều lần để hạn chế bị rửa trôi.

+ Bón trong suốt mùa vụ.

+ Có thể dùng để bón lót bằng cách trộn vào đất.

+ Có thể dùng bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá lúc cây ra hoa, kết quả và tạo củ.

+ Nên kết hợp cùng các loại phân bón khác khi bón phân Kali.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về Phân Kali có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Cách bón như thế nào? Thông thường trong tự nhiên, đất phù sa thường có đủ Kali cho cây trồng. Tuy nhiên, tại những vùng đất bạc màu, đất xám, thịt nhẹ lại rất nghèo Kali. Do đó, bà con cần chú ý bổ sung phân Kali cho cây để đạt được năng suất thu hoạch tối đa.

Gợi ý Trang Review, đánh giá sản phẩm/dịch mua hàng: NaoTotNhat.com HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ