Phân đầu trâu có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Cách bón như thế nào?

Phân đầu trâu có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Cách bón như thế nào? Loại phân này đã vô cùng quen thuộc với bà con nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Gianongsan đã tổng hợp các thông tin hữu ích về phân đầu trâu ở bài viết dưới đây để gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng theo dõi ngay nhé.

Phân đầu trâu có tác dụng gì cho cây trồng, rau?

Hiện nay, trên thị trường nước ta có rất nhiều loại phân bón khác nhau. Từ những loại được sản xuất trong nước đến nhập khẩu đều vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, trong đó, phân đầu trâu vẫn chiếm được một tỷ trọng không nhỏ. Người tiêu dùng Việt Nam rất yêu thích loại phân này. Vậy nguyên nhân là gì? Phân đầu trâu có tác dụng gì cho cây trồng, rau mà lại phổ biến đến vậy?

Thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây

Để cây có thể lớn nhanh, khỏe mạnh, việc bón thêm phân là vô cùng cần thiết. Trong đó, phân bón đầu trâu chính là một nguồn dưỡng chất dồi dào mà bà con nông dân không thể bỏ qua. Nó có công dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng, rau diễn ra mạnh mẽ hơn.

Đối với các loại cây cảnh, phân đầu trâu giúp cây nảy chồi nhanh và dày hơn. Nhờ đó, cây cảnh sẽ ra nhiều lá và xanh tốt hơn. Dù trong thời tiết khắc nghiệt như mưa bão hay rét, cây vẫn sẽ đâm chồi mạnh. Ngoài ra, loại phân này cũng có công dụng kích thích cây ra hoa đúng thời điểm. Thời gian nở hoa cũng được kéo dài hơn. Hoa to, lâu tàn, màu sắc đẹp mắt và thơm hơn thông thường.

Bên cạnh đó, phân đầu trâu còn có khả năng giúp cây trồng tăng sức đề kháng. Từ đó, cây trồng, rau sẽ có thể chống chọi và ngăn ngừa sâu bệnh phá hoại tốt hơn. Điều này giúp ích vô cùng cho quá trình sinh trưởng của cây.

Giúp tăng năng suất cây trồng

Phân đầu trâu chính là kết quả nghiên cứu và thử nghiệm không ngừng của rất nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp. Và không phụ sự kỳ vọng của những nhà phát triển, phân đầu trâu đã chứng minh được khả năng giúp tăng năng suất cây trồng ở hầu hết những người dùng. Bên cạnh đó, chất lượng nông sản cũng được cải thiện rõ rệt.

Ngoài ra, hầu hết người sử dụng phân đầu trâu để bón cây đều nhận định rằng. Loại phân này giúp họ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. Lượng phân bón phải dùng ít đi mà năng suất cây trồng vẫn được cải thiện. Không chỉ vậy, đất đai cũng phì nhiêu hơn so với việc không bón hoặc sử dụng nhiều loại phân bón khác.

Phân đầu trâu có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Cách bón như thế nào?

Giảm thất thoát hiệu quả

Phân đầu trâu là loại phân bón gốc NPK đa năng. Nhờ vậy, nó có khả năng giảm thất thoát phân hiệu quả hơn so với đa số các loại phân bón thông thường. Dù vậy, nếu bón đúng thời điểm và kỹ thuật, năng suất cùng chất lượng nông sản vẫn sẽ được cải thiện nhiều hơn. Thông thường, người ta thường kết hợp giữa phân đầu trâu và hệ thống tưới nhỏ giọt để đạt sự tối ưu.

Giảm ô nhiễm môi trường đất và nước

Việc lạm dụng phân bón hóa học để tăng năng suất cây trồng đã không còn xa lạ ở thời điểm hiện tại. Chính điều này đã gây lên hậu quả là làm mất cân bằng môi trường đất và nước. Chúng khiến cho đất trồng và nguồn nước bị ô nhiễm và có khi còn rất trầm trọng.

Điều này sẽ được hạn chế rất nhiều nếu bạn sử dụng phân đầu trâu. Bởi loại phân này chứa toàn các thành phần lành tính. Chúng góp phần làm giảm tác động xấu đến đất và nguồn nước khu vườn của bạn. Do đó, bà con nông dân có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn mua phải phân đầu trâu “nhái”, kém chất lượng thì vẫn sẽ khiến môi trường bị ô nhiễm.

Các loại phân bón đầu trâu phổ biến hiện nay

Hiện nay, tại thị trường nước ta đang phổ biến hai loại phân đầu trâu là dạng gói và dạng lọ. Chi tiết về các loại này như sau:

Phân bón đầu trâu dạng gói

+ Đầu Trâu hữu cơ sinh học HCMK6 Bio green + Humic

+ Đầu Trâu hữu cơ vi sinh HCMK7 Trichoderma

+ Phân bón Đầu Trâu NPK 15-7-17 túi 1kg nhiều hoa và hoa lâu tàn

+ Đầu Trâu NPK 17-15-7 túi 1kg ra rễ mạnh, nhiều hoa

+ Phân bón Đầu Trâu đa năng NPK 17-12-7 túi 1kg nảy chồi ra lá và rễ

+ Đầu Trâu NPK 30-10-10 túi 1kg nảy chồi ra lá

Phân bón đầu trâu dạng lọ

+ Đầu Trâu MK 501 kích thích nảy chồi ra lá

+ Đầu Trâu MK 701 kích thích ra hoa, đậu quả

+ Phân bón Đầu Trâu 901 lọ 100g dưỡng hoa lâu tàn

Cách bón phân đầu trâu hiệu quả

Để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng phân bón đầu trâu, bạn cần biết cách sử dụng nó đúng kỹ thuật.

Bón phân đúng liều lượng

Đối với từng loại phân bón đầu trâu khác nhau sẽ có liều lượng bón khác nhau. Do đó, bạn cần tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn được ghi trên bao bì sản phẩm.

Bón phân đúng lúc

Mỗi loại cây trồng, rau sẽ có thời điểm bổ sung phân bón phù hợp. Việc bón đúng lúc sẽ quyết định tới 70% năng suất thu hoạch của cây. Do vậy, không phải lúc nào bạn thích bón thì đều có thể bón. Để đem lại hiệu quả cao nhất, tùy từng loại cây mà bạn cần chọn thời điểm bón khác nhau. Chi tiết như sau:

Đối với cây ăn quả

Đối với các loại cây ăn quả như cam, bưởi, nhãn,…, bạn nên tiến hành bổ sung phân bón đầu trâu ngay sau khi thu hoạch. Bởi đây là thời điểm cây vừa dồn dinh dưỡng cho việc tạo quả nên sẽ xơ xác và chậm lớn hơn. Việc bổ sung phân bón lúc này giúp cây ăn quả phục hồi và tăng trưởng cho mùa quả sau.

Bên cạnh đó, bạn có thể bón phân đầu trâu thêm cho cây vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa. Điều này sẽ giúp cây ra hoa nhiều hơn và hiệu suất đậu quả cao hơn.

Cây lương thực

Một số cây lương thực điển hình ở nước ta là ngô, lúa. Với những loại cây này, bạn nên bổ sung phân đầu trâu thành ba đợt. Cụ thể là:

+ Sau khi gieo hạt từ 8 đến 10 ngày: Bởi cây cần hấp thu dinh dưỡng để mau lớn.

+ Sau khi gieo hạt từ 18 đến 22 ngày: Lúc này, phân đầu trâu sẽ giúp cây có đủ dưỡng chất để phát triển chồi non.

+ Khi cây bắt đầu trổ bông: Giúp cây thụ tinh, tạo bông to, nhiều hạt, bắp.

Cây cảnh

Đây là loại cây khá khó để chăm sóc. Vào mùa xuân, cây sẽ cần nhiều dinh dưỡng hơn. Do đó, bạn nên tăng cường bón nhiều phân trong giai đoạn này để cây đâm chồi nảy lộc nhiều nhất. Khi qua mùa hè, đến mùa thu, cây sẽ bắt đầu phát triển chậm dần. Lúc này, bạn nên giảm lượng phân bón xuống. Đến mùa đông, bạn nên ngừng bón phân cho cây.

Bón phân đúng cách

Để đạt hiệu quả cao nhất thì bạn cần bón phân đầu trâu đúng cách. Hướng dẫn chi tiết cho một số trường hợp hay gặp như sau:

+ Đất bị phèn: Bạn cần thực hiện ép phèn trước khi bón phân.

+ Với đất bị nhiễm mặn: Bạn tiến hành rửa mặn cho đất trước rồi mới bón phân. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế cố định lân.

+ Đất cát: Bạn nên chia phân bón thành 4 đợt, mỗi đợt cách nhau tối thiểu hai tuần. Ngoài ra, mỗi lần bón bạn nên tăng thêm số lượng phân để cây trồng được cung cấp đủ dưỡng chất.

+ Vùng đất không bằng phẳng: Phần đất trên cao bón nhiều phân. Tại chỗ thấp thì rắc ít phân hơn.

+ Đối với những vùng đất thấp, trũng: Bón phân ít hơn so với hướng dẫn một chút. Bởi ở khu vực này, dưỡng chất được hòa tan rất nhanh. Ngoài ra, bạn nên chia làm bón nhiều lần, mỗi lần một ít để cây hấp thụ tốt hơn.

+ Những cây trồng có bộ rễ lớn như cây ăn quả lâu năm: Bạn tiến hành xới đất trước khi bón phân. Điều này sẽ giúp cho dưỡng chất trong phân thấm sâu xuống đất hơn. Bạn thực hiện trong phạm vi của rễ cây.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về Phân đầu trâu có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Ngoài ra, bài viết cũng hướng dẫn bạn cách bón phân sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Bạn có thể tham khảo thêm từ những người có kinh nghiệm đối với từng loại cây trồng cụ thể. Chúc các bạn thành công.

Gợi ý Trang Review, đánh giá sản phẩm/dịch mua hàng: NaoTotNhat.com HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ