Phân đạm có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Cách bón như thế nào?

Phân đạm có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Cách bón như thế nào? Cây trồng muốn phát triển tốt thì không chỉ cần được cung cấp đầy đủ nước và ánh sáng. Mà còn cần phải có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, trong đó có đạm. Mời bạn đọc cùng gianongsan tìm hiểu chi tiết hơn về các thông tin tiếp theo qua bài viết dưới đây.

Phân đạm là gì?

Đây là một trong những loại phân bón vô cơ phổ biến hiện nay. Vai trò chính của nhóm phân bón này là cung cấp thêm Nito cho cây trồng, rau. Theo đó, hàm lượng % Nito trong phân sẽ là yếu tố chính thể hiện độ dinh dưỡng của phân đạm.

Hiện nay, các loại phân đạm đều cung cấp Nito cho cây trồng, rau dưới dạng ion là NO3- hoặc NH4+. Điều này sẽ giúp cây dễ dàng hấp thu hơn.

Phân đạm có tác dụng gì cho cây trồng, rau?

Có thể khẳng định rằng, phân đạm có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, rau. Chi tiết như sau:

+ Thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây trồng, rau. Qua đó, phân đạm giúp cây ra được nhiều nhánh, cành và lá to.

+ Giúp cây quang hợp mạnh hơn. Nhờ vậy, việc chuyển đổi nước và cacbonic thành dạng đường bột để nuôi sống động vật, con người diễn ra tốt hơn.

+ Các mô sống sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

+ Cải thiện chất lượng lá của các loại rau, protein của các loại hạt ngũ cốc và thịt của quả.

Khi cây trồng, rau bị thiếu đạm

+ Cây trồng, rau trở nên còi cọc. Lá già bị vàng. Quá trình sinh trưởng của cây bị trì trệ. Quá trình sinh hóa bị ngưng trệ.

Khi cây trồng, rau bị thừa đạm

+ Cây lớn nhanh, nhiều nhánh nhưng dễ bị đổ ngã và chậm ra hoa, khó đậu quả.

+ Tăng mức độ lây nhiễm sâu bệnh bởi lá mềm, sắc xanh đậm thu hút côn trùng và nấm gây hại.

+ Cây chậm ra hoa và ít hoa. Quả khó đậu và không chắc hạt.

+ Khả năng chống chịu trước ngoại cảnh như hạn, phèn, mặn, dịch bệnh,… của cây kém đi.

Phân đạm có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Cách bón như thế nào?

Các loại phân đạm phổ biến trên thị trường hiện nay

Một số loại phân đạm phổ biến trên thị trường hiện nay như sau:

Phân Urê Co(NH4)2

+ Thành phần: chứa 44% – 48% nitơ nguyên chất.

+ Đặc tính: dễ bị phân hủy, bay hơi. Phát huy được tác dụng trên nhiều loại đất và cây trồng khác nhau.

+ Cách sử dụng: dùng để bón thúc.

+ Cách bảo quản: Bọc kỹ trong túi nilong, không để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Phân Amôn Nitrat (NH4NO3)

+ Thành phần: chứa 33% – 35% nitơ nguyên chất.

+ Đặc tính: Dễ chảy nước, dễ tan trong nước, vón cục. Loại phân này khó bảo quản, có tính chua. Nó cũng phát huy được tác dụng với nhiều loại đất và cây trồng khác nhau.

+ Cách sử dụng: Pha thành dung dịch dinh dưỡng để tưới hoặc bón thúc.

+ Cách bảo quản: Bọc kỹ trong túi nilong, không để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không khí, nước.

Phân Amoni Sunfat hay SA (NH4)2SO4

+ Thành phần: chứa 20% – 21% nitơ nguyên chất và 29% lưu huỳnh.

+ Đặc tính: không vón cục, dễ tan trong nước. Dễ bảo quản và sử dụng. Phát huy được công dụng trên nhiều loại đất và cây trồng khác nhau.

+ Cách sử dụng: Chia làm nhiều lần bón, bón thúc.

+ Cách bảo quản: Bọc kỹ trong túi nilong, không để tiếp xúc với nước, hơi ẩm.

Phân đạm Clorua (NH4Cl)

+ Thành phần: chứa 24% – 25% nitơ nguyên chất.

+ Đặc tính: Dễ tan trong nước, ít hút ẩm, có tính chua, không vón cục.

+ Cách sử dụng: Bón kết hợp cùng nhiều loại phân khác. Không dùng cho các cây như chè, hành, bắp cải, tỏi, khoai tây,…

+ Cách bảo quản: Bọc kỹ trong túi nilong, không tiếp xúc với hơi ẩm, nước.

Phân Xianamit Canxi

+ Thành phần: chứa 20% – 21% nitơ nguyên chất, 9% – 12% than và 20% – 28% vôi.

+ Đặc tính: Có thể gây bỏng da và giác mạc, dễ bốc hơi.

+ Cách sử dụng: Dùng cho đất chua để cải thiện độ pH của đất. Dùng bón lót, hoặc ủ trước khi bón thúc. Không dùng để phun lên lá cây và nên mặc đồ bảo hộ khi dùng.

+ Cách bảo quản: Bọc kỹ trong túi nilong, không tiếp xúc với hơi ẩm, nước.

Phân Photphat đạm hay MAP

+ Thành phần: chứa 16% nitơ và 20% photphat.

+ Đặc tính: Phát huy hiệu quả nhanh, dễ tan trong nước.

+ Cách sử dụng: dùng để bón lót hoặc bón thúc. Dùng cho đất nhiễm mặn. Với những cây cần nhiều đạm thì nên dùng kết hợp thêm với loại phân đạm khác.

+ Cách bảo quản: bọc kỹ trong túi nilong, không tiếp xúc với hơi ẩm, nước.

Cách sử dụng phân đạm cho cây trồng, rau hiệu quả

Ở mục bên trên chúng ta đã biết Phân đạm có tác dụng gì cho cây trồng, rau. Tuy vậy, để đạt được những tác dụng này, bạn cần bón phân đạm đúng kỹ thuật. Chi tiết hướng dẫn cách sử dụng phân đạm hiệu quả như sau:

Thời điểm bón phân đạm

Trong giai đoạn ra lá và sinh trưởng, cây trồng rất cần tới đạm. Do vậy, đa số phân đạm đều được sửu dụng bón thúc, không nên dùng bón chính. Thông thường, thời điểm bón phân đạm hợp lý như sau:

+ Khi cây trồng, rau ra lá thật: Bón phân đạm vừa phải, không để cháy lá.

+ Khi cây trồng, rau sinh trưởng: Tập trung bón nhưng chia thành nhiều lần.

+ Cây trồng ra hoa, quả: Bón phân đạm ít đi.

Ngoài ra, bạn nên bón phân đạm vào sáng sớm trước 10 giờ hoặc vào buổi chiều tối.

Cách bón phân đạm hiệu quả

Có hai cách bón phân đạm được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là bón nguyên hạt và hòa tan vào nước tưới. Chi tiết như sau:

Bón nguyên hạt

+ Bạn chọn loại phân đạm dễ hòa tan rồi đào rãnh, lỗ xung quanh gốc gây.

+ Rắc đều phân vào những hố này rồi tưới nước đều. Nước sẽ giúp hòa tan dần phân đạm vào đất để rễ cây hấp thụ.

Cách bón này phù hợp với những loại cây thân gỗ, cây ăn trái. Mỗi loại cây sẽ có yêu cầu về liều lượng riêng. Do đó, bạn cần làm theo đúng hướng dẫn trên bao bì hoặc tham khảo thêm cho riêng từng loại cây trồng, rau.

Hòa tan vào nước tưới

+ Bạn hòa tan đạm vào nước theo một tỷ lệ thích hợp. Thông thường, tỷ lệ này sẽ là 1kg phân đạm pha cùng 200 lít nước. Ngâm trong 5 phút.

+ Tưới cây kỹ bằng nước thường trước nếu đất khô để tránh cháy rễ.

+ Sau đó, bạn tưới dung dịch thân quanh gốc cây. Nếu có hệ thống tưới nhỏ giọt hay phun sương thì bạn có thể cho phân chạy theo hệ thống này.

Cách bón này phù hợp với các loại cây trồng ăn lá hay những loại rau ngắn ngày. Tuy nhiên, bạn không nên dùng liều lượng cao. Bởi phần đạm dư thừa trong lá có thể gây hại tới sức khỏe người sử dụng.

Những lưu ý khi sử dụng phân đạm

+ Đây là loại phân dễ thất thoát, bay hơi nên thường cây trồng, rau chỉ hấp thụ được khoảng 30% đến 40% lượng được cung cấp.

+ Tránh để chung phân đạm với các loại phân khác.

+ Chỉ bón vừa đủ nhu cầu theo từng giai đoạn phát triển của từng loại cây.

+ Mỗi loại cây trồng sẽ có đặc tính riêng để phù hợp với một loại phân đạm khác nhau. Ví dụ như lúa nước hợp đạm Clorua hoặc SA; ngo, mía hợp Đạm Nitrat.

+ Bón đạm hoặc phân đạm kết hợp với loại phân bón khác theo đặc tính của đất. Ví dụ như đất chua bón phân đạm có tính kiềm; đất lầy, nhiều bùn thì không cần bón phân đạm,…

+ Bón phân đều quanh gốc và chia thành nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 tuần.

+ Không bón phân đạm khi trời sắp mưa hoặc nắng hạn kéo dài.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về Phân đạm có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Cách bón như thế nào? Theo đó, đây là một loại phân vô cùng cần thiết trong nông nghiệp. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả cao với chi phí tiết kiệm nhất, bạn cần bón phân đúng kỹ thuật. Chúc bạn thành công và có một vụ mùa bội thu.

Gợi ý Trang Review, đánh giá sản phẩm/dịch mua hàng: NaoTotNhat.com HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ