Top 3 Thức ăn cho tôm thẻ chân trắng tốt nhất

Đối với những người nuôi tôm mới bước vào nghề sẽ luôn băn khoăn với những câu hỏi Tôm ăn gì? Thức ăn của tôm gồm những loại nào?… để giúp bà con dễ dàng hơn trong việc tìm nguồn thức ăn cho tôm, gianongsan.org  hôm nay xin chia sẻ cùng bà con top 3 loại thức ăn tốt nhất cho tôm thẻ chân trắng, mời bà con theo dõi!

Tôm thẻ chân trắng cần gì ở thức ăn?

Tôm thẻ chân trắng làm loài ăn tạp nhưng chủ yếu ưa thích thức ăn có nguồn gốc từ đồng vật. Thức ăn nuôi tôm thẻ cần có đủ các dưỡng chất cần thiết như đạm (protein), chất béo (lipid), đường (cacbonhydrate), vitamin và khoáng chất … được phối chế theo một tỉ lệ phù hợp.

Tôm thẻ chân trắng có nhu cầu protein thấp hơn so với tôm sú, nằm ở khoảng 30 – 32 % trong giai đoạn tôm giống đến cỡ tiền trưởng thành. Cũng giống như nhiều loại thủy sản khác, tôm thẻ chân trắng sử dụng protein là nguồn năng lượng chính và cần ít nhất 1,8 – 3,8 gram protein/1 kg tôm/ 1 ngày để duy trì hoạt động. Tôm lớn nhanh nếu được cung cấp 24 gram protein/1 kg tôm/ngày ở giai đoạn nhở và 42 gram protein/1kg/ngày ở cỡ 50 – 80con / kg. Thức ăn có hàm lượng Protein cao hơn mức này chỉ có nên được sử dụng cho tôm nhỏ trong tháng nuôi đầu tiên hoặc khi nuôi tôm ở những khu vực có độ mặn thấp, cỡ 5 -10 ppt. Việc sử dụng thức ăn có hàm lượng protein ở mức 30 – 32 % để nuôi tôm thể chân trắng được coi là giải pháp tích cực giúp tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện để vi khuẩn dị dưỡng phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tôm thẻ chân trắng ăn thức ăn gì?

Nguồn protein bắt buộc phải có thức ăn nuôi tôm là bột cá. Bột mực hoặc bột tôm krill khi được dùng với tỉ lệ thích hợp với bột cá giúp cải thiện khả năng dẫn dụ của thức ăn và tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng có thể tiêu hóa tốt carbohydrate. Lượng tinh bột trong thức ăn  vì thế có thể lên đến 40%. Hàm lượng lipid có trong thức ăn nuôi tôm thường ở mức 6 – 8%, đủ cho nhu cầu của tôm. Hàm lượng cholesterol trong thức ăn cần đảm bảo ở mức 0.5 – 1.5% để tôm có thể lột xác đều, phát triển tốt, đặc biệt khi nuôi trong ao.

Các vitamin C và E được xem là quan trọng đối với tôm thẻ chân trắng. Khi tôm còn nhỏ, lượng vitamin C cần có trng mỗi kg thức ăn là 10gram, càng lớn, nhu cầu vitamin C càng giảm. Hàm lượng vita min E cần thiết cho tôm thẻ chân trắng là 99 mg/kg thức ăn.

Các khoáng chất như kẽm, photphorus và đồng cũng rất cần thiết cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng. Kẽm là thành phần thiết yếu của nhiều loại enzyme quan trọng cho quá trình trao đổi chất của tôm. Đồng là thành phần cấu tạo lên tế bào máu của tôm, hàm lượng đồng trong nước lợ và nước biển chỉ ở mức 0.5 – 0.6 mg/L vì vậy thức ăn nuôi tôm đươc bổ sung thêm đồng ở mức 32 mg/kg để có thể cải thiện tốc độ trăng trưởng của tôm khoảng  6%.

Top 3 thức ăn cho tôm thẻ chân trắng tốt nhất.

Dựa vào các hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho tôm, thức ăn của tôm có thể chia thành 3 loại chính như sau:

Thức ăn tự nhiên

Thức ăn tự nhiên cho tôm thẻ chân trắng bao gồm các loại phiêu sinh vật, các mùn bã hữu cơ, các loại thực vật sống trong nước, sinh vật phù du …

Để đảm bảo lượng thức ăn tự nhiên cho tôm, trước khi nuôi, hồ nuôi sẽ được tháo hết nước, xử lý bùn bằng vôi trắng và thuốc diệt khuẩn, phơi nắng một thời gian rồi mới cho nước vào hồ nuôi. Như vậy mới đảm bảo nguồn sinh vật phù du cũng như phòng trừ các loại bệnh cho tôm thẻ chân trắng tốt hơn.

Thức ăn tự chế

Thức ăn tự chế được sản xuát từ nguồn nguyên liệu có sẵn và giá rẻ như ốc, phụ phẩm công nghiệp, các tạp hay các cá vụn từ các nhà máy chế biến hải sản …

Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn thức ăn an toàn cho tôm, cần phải rửa sạch, xay nhỏ trước khi thả xuống cho tôm ăn.

Thức ăn công nghiệp

Ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi hiện đang phát triển cùng với rất nhiều nhà sản xuất uy tín. Trong đó, người ta nghiên cứu, thử nghiệm và chế phẩm thành dạng thức ăn tổng hợp dành riêng cho tôm thẻ chân trắng.

Lựa chọn loại thức ăn công nghiệp gì phù hợp với tôm thẻ chân trắng?

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thức ăn tổng hợp được dành riêng cho tôm thẻ chân trắng phải kể đến như là:

  • 9800 – Thức ăn sử dụng cho tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL12 của De Heus.
  • 9801 – Thức ăn sử dụng cho tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL12-PL20 của De Heus.
  • 9802 – Thức ăn sử dụng cho tôm thẻ giai đoạn PL20-1 gr của De Heus .
  • T700 –  Thức ăn hỗn hợp cho tôm thẻ chân trắng của New Hope.
  • Thức ăn tôm thẻ chân trắng No.110 của Tongwei

Quản lý thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

Khi tôm thả 7 – 10 ngày, cho tôm ăn cách bờ 2 – 4m, thức ăn giai đoạn này là dạng bột mịn, vì vậy cần tăt quạt nước và trôn thưc ăn với nước rồi tạt xuống ao.

– Ngày thứ 10 sau khi thả giống, cho lượng ít thức ăn dạng cỡ nhỏ vào sàng để tôm làm quen và dễ kiểm tra thức ăn dư. Sàng đặt nơi bằng phẳng, cách bờ 1,5 – 2m sau cách quạt nước 12 – 15cm, không đặt ở góc ao, khoảng 1.600 – 2.000m2 đặt một sàng.

– Sau 15 ngày có thể sử dụng các chất bổ sung cung cấp vitamin, khoáng chất theo chỉ định của nhà sản xuát giúp tăng cường sức khỏe cho tôm.

– Đối với thức ăn cho tôm thẻ chân trắng, ngày đầu tiên cho 2,8 – 3kg /100.000 giống, sau 10 ngày, cứ 1 ngày tăng 0,4kg/100.000 giống. Từ ngày thứ 10 đến 20, cứ 1 ngày tăng 0,5kg/100.000 giống.

 – Nếu hết thức ăn trong 2 ngày liền thì tăng cường thức ăn lên 10 – 20%. Nếu tôm không sử dụng hết thức ăn hoặc trường hợp thay thức ăn khác nên kiểm tra ruột tôm, phân tôm, giảm thức ăn từ 30 – 40%.

– Khuyến cáo bà con nên thường xuyên kiểm tra, quan sát ao nuôi tôm để có những phương án điều chỉnh lượng thưc ăn cho tôm thẻ chân trắng phù hợp. Sau khi thả tôm được 30 ngày nên tiến hành bắt tôm để kiểm tra trọng lượng tôm với bảng hướng dẫn cho ăn, sau đó định kì 1 ngày kiểm tra tọng lượng tôm 1 lần và tiến hành điều chỉnh thức ăn theo bảng hướng dẫn.

Một số lưu ý khi cho tôm ăn

– Nên kiểm tra nhiệt độ nước ở ao nuôi trước khi cho tôm ăn, nhiệt độ nước phù hợp là từ 28 – 30 độ C.

– Khi nhiệt độ nước tăng lên thì tôm cũng ăn nhanh hơn và cũng bài tiết nhanh hơn so với nước ở nhiệt độ thấp.

– Tôm sẽ giảm ăn khi lượng oxy hòa tan thấp hơn 4ppm và ngằng ăn khi dưới 2 ppm.

– Tôm thường bơi ngược dòng nước nên hãy rải thức ăn theo dòng nước chảy.

– Chỉ nên cho tôm ăn khi chúng thực sự thích ăn và cũng để ngăn sự tích tụ thức ăn thừa trong ao nuôi.

Giá thức ăn cho tôm thẻ chân trắng như thế nào?

Giá thức ăn cho tôm cũng thay đổi tùy  theo bạn mua loại nào? Của nhà sản xuất nào và cũng phụ thuộc vào thời kì phát triển của tôm để lựa chọn từng loại thức ăn cho phù hợp. Để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hay sự cạnh tranh không lành mạnh về giá bán, bà con nên lựa chọn các cơ sở cung cấp uy tín hay các công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng được niêm yết giá rõ ràng các loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Tùy từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng mà cách quản lý thức ăn cho tôm thẻ chân trắng cũng khác nhau nên bà con cần tham khảo kỹ các nhà cung cấp giống cũng như nguồn thức ăn bán trên thị trường để kiểm soạt tốt lượng thức ăn, đồng thời theo dõi được chế đôh ăn và trình trạng sức khỏe của tôm. Chúc bà con môt vụ mùa bội thu!

Gợi ý Trang Review, đánh giá sản phẩm/dịch mua hàng: NaoTotNhat.com HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ