Phân hữu cơ vi sinh có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Sư khác nhau giữa phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh? Cách bón phân hữu cơ vi sinh như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất? Tại bài viết dưới đây, gianongsan sẽ hướng dẫn thật chi tiết tới bạn đọc.
Phân hữu cơ vi sinh là gì?
Đây là loại phân bón được tạo ra từ việc pha trộn và xử lý các loại nguyên liệu hữu cơ lên men. Trong thành phần của loại phân này có chứa hơn 15% chất hữu cơ và một hoặc nhiều loại vi sinh vật còn sống. Khi được bón vào đất, những vi sinh vật này sẽ hoạt động. Mật độ trung bình thường vào khoảng từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại.
Những ưu điểm vượt trội của phân hữu cơ vi sinh so với các loại phân bón thông thường như sau:
+ Cải tạo đất tốt hơn. Đồng thời, nó duy trì và nâng cao sự màu mỡ, độ phì nhiêu cho đất trồng trong lâu dài.
+ Cách dùng rất đơn giản và không có các tác dụng phụ như chết cây, thoái hóa đất.
+ Cung cấp nhiều chất thiết yếu mà phân bón hóa học không có được.
+ Có chứa nhiều vi sinh vật phân giải. Nhờ vậy, hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng khó tan, khó tiêu được tăng cường.
+ Thân thiện với môi trường, hệ sinh thái.
+ An toàn với cả con người và động vật.
Phân biệt giữa phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh
Để phân biệt được giữa phân hữu cơ và phân vi sinh, chúng ta cần tìm hiểu kỹ về khái niệm các loại phân bón sau:
Phân hữu cơ là gì?
Đây là loại phân bón được hình thành từ các loại chất thải gia súc, gia cầm, chất thải hữu cơ ở nhà bếp, than bùn,… Ví dụ như phân bò, vỏ trứng gà, rau củ quả,… Phân bón hữu cơ cung cấp cho cây trồng những chất dinh dưỡng vi, trung, đa lượng dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Đồng thời, nó cũng bổ sung những loại vi sinh vật có ích cho cây trồng và đất canh tác.
Hiện nay, phân bón hữu cơ được chia làm hai nhóm chính như sau:
Phân bón hữu cơ truyền thống
Đây là loại phân ủ truyền thống. Nguyên liệu gồm có như phân gia súc, gia cầm, phụ phẩm trong chế biến nông lâm thủy hải sản,… Điểm hạn chế của loại phân này là thời gian xử lý dài, hiệu quả đem tới chậm và ít chất dinh dưỡng.
Phân bón hữu cơ công nghiệp
Loại phân này hiện nay được chia làm ba loại nhỏ như sau:
+ Phân bón hữu cơ sinh học: Với loại phân này, các nguyên liệu được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp nhất định. Trong quá trình này sẽ có sự tham giá của một hoặc nhiều chủng vi sinh vật.
+ Phân bón hữu cơ vi sinh: Quy trình thực hiện tương tự với phân bón hữu cơ sinh học. Tuy nhiên, điểm khác biệt là trong phân này sẽ có một hay nhiều chủng vi sinh vật còn sống. Chúng sẽ bắt đầu hoạt động khi được bón vào trong đất.
+ Loại phân bón hữu cơ khoáng: Đây là sự kết hợp giữa phân hữu cơ sinh học và phân vô cơ. Ví dụ như thành phần trong chất hữu cơ trong loại phân hữu cơ thông thường phải đạt 22% trở lên. Thì trong phân hữu cơ khoáng phải đạt 15% trở lên.
Phân vi sinh là gì?
Đây là loại phân bón có chứa các chủng vi sinh vật. Những vi sinh vật này đã được tuyển chọn để phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Thông thường, những chủng vi sinh này sẽ được bố trí theo mật độ ≥108 CFU/mg hoặc CFU/ml.
Một số loại vi sinh vật được dùng để sản xuất phân bón vi sinh là:
+ Vi sinh vật cố định đạm
+ Vi sinh vật hòa tan lân
+ Chủng vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ
+ Vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng
+ Một số chủng vi sinh vật khác.
Tổng kết sự khác nhau giữa phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh
Đặc điểm | Phân vi sinh | Phân hữu cơ vi sinh |
Khái niệm | Là chế phẩm chứa vi sinh | Là phân hữu cơ được lên men cùng vi sinh |
Nguyên liệu phổ biến | Dùng mùn làm chất độn và chất mang vi sinh | Phân chuồng, vỏ cà phê, bã bùn mía,… |
Tiêu chuẩn phân bổ | Từ 1.5×108 | Từ 1×106 |
Cách sử dụng | Trộn vào hạt giống, rễ cây, hố | Bón trực tiếp vào đất |
Phân hữu cơ vi sinh có tác dụng gì cho cây trồng, rau?
Việc sử dụng phân bón hóa học gây ra rất nhiều tác hại. Điển hình nhất trong đó phải kể tới việc gây ô nhiễm môi trường. Để khắc phục nhược điểm này của phân bón hóa học, nhiều người đã chuyển sang sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh. Vậy tác phân hữu cơ vi sinh có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Chi tiết như sau:
+ Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, rau.
+ Cây trồng, rau có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ phân hoàn toàn trong khoảng thời gian dài và bền vững.
+ Giúp giữ ẩm, giữ nước, giữ phân.
+ Giúp bộ rễ của cây phát triển tốt và bền lâu.
+ Có công dụng làm đất xốp.
+ Giúp hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, một số loại phân như trùn quế còn có thể cung cấp thêm một lượng vi sinh vật có ích cho đất. Môi trường vi sinh của đất canh tác sẽ trở nên phong phú và dồi dào hơn.
+ Có tác dụng đẩy lùi dịch bệnh và tiêu diệt vi sinh vật bất lợi cho cây trồng.
Các loại phân bón hữu cơ vi sinh phổ biến hiện nay
Hiện nay, một số loại phân bón hữu cơ vi sinh (PBHCVS) đang được bà con nông dân sử dụng phổ biến là:
+ PBHCVS cố định đạm: Chứa các loại vi sinh có khả năng cố định nito từ không khí thành dạng cây trồng có thể hấp thụ. Loại phân này được chia làm hai loại nhỏ là cố định đạm tự do và cố định đạm cộng sinh.
+ PBHCVS phân giải lân: Chứa các loại vi sinh có khả năng phân giải lân trong đất ở dạng khó tan thành dễ tan. Nhờ vậy, cây trồng có thể hấp thụ và sử dụng nó.
+ Loại PBHCVS phân giải kali/ silic: Chứa các loại vi sinh có khả năng phân hủy những hợp chất chứa kali, silic như silicat,… Qua đó, nó giúp giải phóng silic và kali dưới dạng ion để cây trồng có thể hấp thu.
+ PBHCVS phân giải chất hữu cơ/ cellulose: Chứa các loại vi sinh có khả năng phân hủy các chất bã thực vật, phân chuồng tươi, chất hữu cơ. Ví dụ như kitin, cellulose,…
+ PBHCVS ức chế các vi sinh vật gây bệnh: Chứa các vi sinh có khả năng ký sinh, đối kháng, kìm hãm hay ức chế các loại vi sinh gây hại cho cây trồng.
+ Loại PBHCVS cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng: Có khả năng hòa tan Zn, Si để cây hấp thu được.
+ PBHCVS sản xuất các chất kích thích sinh trưởng: Ngoài tạo ra các chất kích thích sinh trưởng. Những vi sinh vật trong phân này còn có công dụng như thuốc trừ sâu sinh học cho cây trồng, rau.
Cách bón phân hữu cơ vi sinh như thế nào?
Tùy theo mục đích và nhu cầu của từng người mà có thể chọn cách bón phân hữu cơ vi sinh khác nhau. Hai kỹ thuật bón phổ biến nhất hiện nay là bón thúc và bón lót. Chi tiết như sau:
Phương pháp bón lót phân hữu cơ vi sinh
Mục đích chính của phương pháp này là cải thiện đất tại vị trí trồng cây, rau. Ngoài ra, nó cũng cung cấp dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn mới trồng. Điều này sẽ tạo ra nền tảng để cây phát triển vững chắc và khỏe mạnh ngay từ thời kỳ đầu. Chi tiết về phương pháp này như sau:
Thời điểm bón
Bón trước khi trồng cây tối thiểu từ hai đến ba tuần, trong quá trình làm đất. Điều này nhằm tạo thời gian để kích hoạt các vi sinh vật có lợi hoạt động.
Liều lượng bón
Tùy theo loại đất trồng, loại cây trồng và mùa vụ để sử dụng liều lượng bón khác nhau. Một số trường hợp thường gặp như sau:
+ Cây ngoài đồng ruộng, diện tích lớn: thông thường từ 1 – 3 tấn/ha hoặc 2 – 3kg/gốc. Với những loại đất thịt có nhiều mùn có thể giảm liều lượng phân bón. Ngược lại, với đất nghèo hữu cơ, nhiều sét,… có thể tăng thêm liều lượng.
+ Cây trong vật chứa như chậu, bồn: từ 50 – 200g tùy vào kích thước chậu.
Kỹ thuật bón
+ Với cây hàng năm như rau, hoa cắt cành: Rải đều phân lên bề mặt đất trồng rồi cày xới để trộn đều hoặc phủ thêm một lớp đất khác. Sau đó, bạn tưới để giữ ẩm chúng.
+ Với cây lâu năm: Đào hố kích thước 80x80x80cm hoặc 60x60x60cm rồi đổ phân cùng 1/2 lượng đất mặt vào. Bạn cũng có thể trộn thêm các loại phân lót khác ở bước này. Tiếp theo, trộn đều phân với đất rồi cào lượng đất mặt còn lại để lấp miệng hố. Cuối cùng, tưới để giữ ẩm.
Lưu ý khi thực hiện
Bạn cần giữ ẩm đất sau khi bón liên tục cho đến khi trồng cây để đạt hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp bón thúc phân hữu cơ vi sinh
Mục đích chính của phương pháp này là để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây trồng trong các giai đoạn phát triển của cây. Chi tiết về phương pháp bón thúc như sau:
Thời điểm bón
Bón chia làm ba lần tương ứng với ba giai đoạn phát triển chính của cây như sau:
+ Thời kỳ cây đâm trồi, tạo nhánh.
+ Khi cây chuẩn bị ra hoa.
+ Tại giai đoạn nuôi dưỡng củ, quả và hạt.
Liều lượng bón
Tùy theo loại phân và loại cây trồng mà bạn sử dụng liều lượng khác nhau. Chi tiết bạn thực hiện theo hướng dẫn ghi trên bao bì phân bón.
Kỹ thuật bón
+ Với phân bón dạng viên: Bón rải đều trên đất theo hàng hoặc vòng quanh tán đối với cây ăn quả.
+ Với phân bón dạng nước: Hòa tan với nước để tưới gốc hoặc phun lên lá.
Lưu ý khi thực hiện
+ Với phân chứa NPK cần cân đối liều lượng hợp lý.
+ Với phân không chứa NPK cần bón phối hợp thêm với các loại phân khoáng khác.
+ Sau khi bón phân nên tạo môi trường ẩm, mát để vi sinh vật phát triển tốt nhất. Ví dụ như phủ rơm, rạ lên bên trên.
Lưu ý chung khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh
+ Không sử dụng chung với các chất có tính oxy hóa cao vì có thể làm chết vi sinh vật như hoạt chất kháng nấm. Nếu muốn sử dụng thì cần bón cách nhau ít nhất 2 tuần.
+ Nếu không dùng hết gói phân thì bạn cần bảo quản chúng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về Phân hữu cơ vi sinh có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Ngoài ra, tại bài viết chúng tôi cũng đã hướng dẫn bạn cách phân biệt các loại phân khác dễ nhầm lẫn với phân hữu cơ vi sinh. Theo đó, đây là một loại phân bón rất tốt cho cây trồng và người sử dụng. Bà con nông dân chỉ cần thực hiện đúng kỹ thuật bón theo hướng dẫn bên trên là sẽ có một mùa vụ bội thu.