Phân dê có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Cách bón như thế nào? Tại sao phân dê lại được nhiều người sử dụng làm phân bón đến vậy? Đặc biệt là những người trông hoa hồng, hoa lan. Gianongsan sẽ giải đáp mọi thắc mắc trên tới bạn đọc ở ngay bài viết dưới đây.
Đặc điểm và thành phần của phân dê
Phân dê (chất thải của dê) có dạng viên và không mùi. Nó trọng lượng nhẹ, kết cấu gần giống phần cừu nhưng khô hơn phân bò. Nó có được vo thành viên rất chặt nhưng có thể tự rã ra và tan nhanh. Thành phần hóa học của nó bao gồm:
+ PH in (H2O): 8.00
+ N (g kg – 1): 19.8
+ P (mg kg – 1): 2001.10
+ Organic matter (g kg – 1): 484.12
+ Ca (Cmol kg – 1): 2600.00
+ C/N: 15.51
+ K (Cmol kg – 1): 4310.00
+ Mg (Cmol kg – 1): 677.20
Như vậy có thể thấy, phân dê chứa 3% N, 1% P và 2% K. Độ pH của phân dê từ 7,6 – 8,4. Phân dê sử dụng để bón thường chậm hơn so với các loại phân bón hóa học. Tuy nhiên, nó lại rất tốt về lâu dài cho cả cây trồng và đất. Đặc biệt, phân dê không gây nóng như phần bò, lợn hay ngựa.
Phân dê có tác dụng gì?
Theo các nghiên cứu, phân dê rất tốt cho cả cây trồng, rau và hệ sinh thái đất. Nó còn đặc biệt phù hợp với các loại hoa như hoa hồng, hoa lan. Chi tiết về tác dụng của phân dê như sau:
Tác dụng đối với cây trồng, rau
+ Trong phân dê có hàm lượng dinh dưỡng cao, chỉ thấp hơn phân gà một chút. Vì thế, nó có thể bổ sung đủ dưỡng chất cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Không những thế, sử dụng phân dê cũng tiết kiệm hơn.
+ Phân dê không có mùi nên sẽ không thu hút các loại côn trùng gây hại như một số loại phân chuồng khác.
+ Có độ pH trung tính và không nóng. Do đó, nó đặc biệt phù hợp để bón hoa lan, hoa hồng. Cây sẽ phát triển nhanh và mau lớn hơn. Ngoài ra, cây cũng sẽ xanh và đẹp hơn.
+ Giúp cây trồng có khả năng chống chịu thiên tai, thời tiết bất thường tốt hơn.
+ Chứa cả các vi sinh vật có lợi giúp cây nhanh hấp thụ được dinh dưỡng từ đất hơn.
+ Giúp cho nhiều oxy có thể lưu thông đến bộ rễ của cây hơn. Đồng thời khi kết hợp với N trong phân sẽ giúp quá trình cố định đạm ở cây được diễn ra. Từ đó, năng suất cây trồng có thể tăng lên tới 20% với chi phí thấp nhất.
+ Thời gian ủ phân dê nhanh và ổn định hơn đa số các loại phân khác nên tiết kiệm được thời gian cho bà con.
Tác dụng đối với hệ sinh thái đất
+ Phân dê giúp làm tăng độ pH cho đất, cân bằng môi trường đất. Ngoài ra, nó cũng giúp đấy luôn được tơi xốp.
+ Đây là loại phân hữu cơ nên không gây hại cho đất cũng như người sử dụng.
+ Bổ sung thêm hàm lượng chất hữu cơ cho đất. Từ đó, góp phần cải tạo đất trồng.
Những hạn chế của phân dê
Tuy phân dê có rất nhiều công dụng quan trọng nhưng nó cũng còn tồn tại một số điểm hạn chế như sau:
+ Phân dê có chứa những hạt cỏ dại. Do đó, trong khi ủ phân hoặc bón thì rất dễ gặp tình trạng hạt nảy mầm. Khi cỏ dại phát triển thì chúng sẽ cạnh tranh với cây trồng và hút đi chất dinh dưỡng từ đất và phân.
+ Chứa những vi khuẩn gây bệnh và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Do vậy, để khắc phục hạn chế này thì bạn cần phải ủ phân thật kỹ trước khi dùng. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu nguồn gốc của phân dê mình sử dụng. Đặc biệt là trong trường hợp dùng để bón cây ăn quả và rau.
Hướng dẫn ủ phân dê đơn giản
Để loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn từ phân dê, bạn cần ủ chúng trước khi sử dụng. Một số cách ủ phân dê đơn giản và phổ biến nhất hiện nay như sau:
Ủ phân dê bằng vôi và lân
Nguyên liệu:
+ 100kg phân dê khô
+ 2kg vôi
+ 5kg lân nung chảy
+ Túi nilong
+ Nước sạch
Cách thực hiện:
+ Dàn đều phân dê khô (loại không có nước tiểu của dê) ra sân đã trải sẵn bạt rồi tưới nước sạch để làm ẩm phân. Độ ẩm thích hợp là khoảng 60%.
+ Trộn vôi và lân nung chảy vào với nhau. Sau đó, rải đều hỗn hợp này lên phân dê và trộn kỹ.
+ Cho tất cả nguyên liệu bên trên vào túi nilong và buộc chặt miệng túi.
+ Cuối cùng, bạn đặt túi này ở nơi khô ráo. Sau từ 60 ngày đến 75 ngày thì có thể sử dụng.
Ủ phân dê với nấm trichoderma và humic
Nguyên liệu:
+ 100kg phân dê
+ 100 gram Chế phẩm sinh học WAO trichoderma
+ 100 gram Humic
+ Thùng xốp có nắp đậy hoặc bạt ủ
+ Nước sạch.
Cách thực hiện:
+ Dàn đều phân dê ra bạt và tưới nước sạch để làm ẩm phân ở khoảng 60%.
+ Trộn hai chế phẩm WAO trichoderma và Humic vào nhau rồi rải đều lên phân dê.
+ Sau đó, bạn đảo trộn thật kỹ hỗn hợp này rồi cho chúng vào thùng xốp, đậy kín hoặc vào bạt và buộc kín.
+ Bạn để thùng ở nơi khô ráo. Sau 5 ngày thì mở thùng ra để đảo trộn lại lần nữa. Đồng thời, bạn cũng kiểm tra hỗn hợp. Nếu quá khô thì bạn cần cho thêm nước để giữ được độ ẩm tốt nhất. Thực hiện đảo trộn và kiểm tra như vậy từ 2 đến 3 lần trong suốt quá trình ủ phân.
+ Cuối cùng, sau khoảng từ 45 ngày đến 60 ngày thì phân đã có thể sử dụng để bón cho cây trồng, rau.
Cách sử dụng phân dê
Phân dê rất thích hợp cho những vùng đất canh tác mới, khu vườn mới. Cách sử dụng phân dê rất đơn giản. Với phân tươi, bạn chỉ cần trải 40kg phân dê ra vùng đất mới. Cứ cách khoảng 20cm thì bạn rải một lớp phân dê dày từ 2cm đến 5cm. Sau đó, bạn chờ một thời gian để phân rã ra và được thẩm thấu vào đất.
Còn với phân ủ, bạn chỉ cần hòa nó vào nước và dùng để tưới thường xuyên cho cây trồng, rau. Cách này giúp cho các chất dinh dưỡng được hòa tan, dễ hấp thụ và ít gây nguy hại cho cây hơn.
Những lưu ý khi sử dụng phân dê
+ Bạn cần bón phối hợp với các loại phân khác để đạt hiệu quả tối ưu.
+ Nếu sử dụng phân dê tươi chưa ủ, bạn cần ngừng dùng trong tối thiểu 120 ngày trước khi thu hoạch rau, củ. Còn với những cây trồng không chạm mặt đất như ngỏ, quả thì cần ngưng bón phân trước ít nhất 90 ngày.
+ Sử dụng liều lượng phân dê thích hợp với từng loại cây trồng. Bởi nếu quá tải khiến cây không thể hấp thụ thì dễ gây thối rễ và chết cây.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về Phân dê có tác dụng gì cho cây trồng, rau? Ngoài ra, chúng tôi cũng đã hướng dẫn bạn cách ủ cũng như cách sử dụng phân dê đúng nhất. Hy vọng bài viết đã đem tới được cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công.