Giá 1Kg đất hiếm hôm nay 2024

Giá 1kg đất hiếm hôm nay đang có dấu hiệu tụt dần khi ở mức 73,5USD/kg. Mức giá này tụt dần là nhu cầu sử dụng đất hiếm trong các công ty công nghệ xanh và trong lĩnh vực ô tô đang bị chậm lại. Tham khảo ngay những thông tin dưới đây của GiaNongSan.org để rõ hơn về mức giá này.

Đất hiếm là gì?

Đất hiếm là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng khá ít trong vỏ Trái đất và khó để tách ra từng nguyên tố riêng biệt trong quá trình điều chế. Đất hiếm là là một nhóm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt với các công dụng quan trọng trong các công nghệ xanh và hiện đại hiện nay.

Đất hiếm trở thành một trong số những loại vật chất có vai trò thiết yết trong quá trình sản xuất và điều chế thuốc trị ung thư, công nghệ tái tạo năng lượng hay công nghệ xanh. Đất hiếm có 17 nguyên tố cấu thành bao gồm: Xeri, dysprosi, holmi, erbi, gadolini, praseodymi, neodymi, lantan, samari, luteti, scandi, thuli, yttri, ytterbi, promethi, terbium, europi.

Mặc dù được tìm trên bề mặt vỏ trái đất nhưng đất hiếm thường được phân bố với trữ lượng thấp và khá đắt đỏ trong quá trình khai thác. Mọi người có thể tìm thấy đất hiếm trong các lớp trầm tích, mỏ quặng, cát đen.

Các nhà khoa học hiện nay đã tách được các nguyên tố trên đất hiếm với mức độ sạch lên đến 98 – 99%. Điều này giúp ứng dụng cho các ngành công nghiệp được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Đất hiếm dùng để làm gì?

Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, công nghệ cao để hỗ trợ khả năng sáng chế của các nhà nghiên cứu khoa học. Dưới đây là một số những ứng dụng của đất hiếm mà mọi người có thể tham khảo.

Trong công nghiệp

Đất hiếm được ứng dụng trong các ngành công nghiệp như sau:

+ Chế tạo nam châm vĩnh cửu cho máy phát điện.

Đất hiếm là gì
Các ứng dụng của đất hiếm trong đời sống

+ Góp phần chế tạo nam châm trong các ổ đĩa, mô tơ nhỏ, loa, máy phát.

+ Chế tạo đèn cathode trong tivi.

+ Chất xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường.

+ Vật liệu siêu dẫn

+ Ứng dụng trong công nghệ laser hồng ngoại cho mục đích quân sự.

+ Chế tạo cảm biến cho hệ thống tên lửa.

+ Vật liệu trong quá trình chế tạo vỏ điện thoại.

Ngoài ra thì đất hiếm còn được tìm thấy trong ống nhòm, động cơ máy bay hay phụ gia trong hệ thống khí thải của xe hơi trong công nghiệp xanh.

Trong nông nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp từ đất hiếm được bổ sung thêm vào phân bón để cung cấp thêm lượng vi sinh để tăng năng suất cho cây trồng. Bên cạnh đó thì lượng đất hiếm thêm vào phân bón giúp cho cây trồng chống chịu được sâu bệnh.

Ngoài ra thì đất hiếm còn được sử dụng để diệt mối mọt, giúp bảo tồn các di tích cần được bảo quản.

Trong y tế

Đất kiếm được áp dụng trong lĩnh vực y tế để sản xuất các thiết bị phẫu thuật, thuốc trị ung thư để giúp y học được tiên tiến và phát triển hơn.

Giá 1kg đất hiếm hôm nay

Giá 1kg đất hiếm tại thời điểm hiện nay đang có sự thay đổi khi giảm xuống còn 73,5 USD/kg. Mức giá này được đánh giá là mức thấp nhất kể từ 3 năm gần đây và giảm hơn 2/3 kể từ tháng 1 năm ngoái.

Mức giá đất hiếm hiện nay giảm sâu so với thời kỳ đạt mức giá kỷ lục là 220 USD/kg là do nhu cầu đất hiếm đang bị chững lại do nhu cầu mua sắm xe điện, thang máy không được phát triển. Cùng với đó là thị trường xe điện và động cơ đốt truyền thống đang có những sự biến động và hứng chịu những trở ngại thực trạng kinh tế vĩ mô toàn cầu.

Giá đất hiếm tại Việt Nam

Đất hiếm Việt Nam được phân bố chủ yếu tại các khu vực Tây Bắc như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Nghệ An, Kon Tum. Đất hiếm tại Việt Nam đang dần được khai thác và đầy mạnh nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện nay của các doanh nghiệp.

Giá 1kg đất hiếm hôm nay
Giá đất hiếm tại Việt Nam

Với trữ lượng đất hiếm hiện có là22 triệu tấn thì Việt Nam đang là một trong số những quốc gia có trữ lượng đất hiếm để khai thai thác. Hiện nay, giá đất hiếm tại Việt Nam cũng theo giá đất hiếm thế giới và không có quá nhiều sự biến động.

Đất hiếm giá bao nhiêu 1 tấn?

Mặc dù giá đất hiếm hiện nay đang có xu hướng tăng dần trở lại nhưng không tăng quá nhanh. Với một tấn đất hiếm thì có giá từ 70.000 USD. Có nhiều thời điểm, giá đất hiếm tăng cao lên ngưỡng 300.000 USD/tấn.

Chính vì mức giá khá cao này đất hiếm hiện nay có khá đối tượng lợi dụng mức độ khan hiếm trên thị trường mà đẩy giá đất hiếm lên cao và đầu cơ để thu về lợi nhuận.

Bên cạnh giá đất hiếm thì mọi người có thể tham khảo thêm về giá thành các sản phẩm được ứng dụng từ đất hiếm và các phương thức giao dịch đất hiếm được cập nhật liên tục tại GiaNongSan.

Cách nhận biết đất hiếm

Đất hiếm là loại đất chứa 17 nguyên tố quý cấu thành, màu sắc của đất hiếm cũng sẽ không có sự đồng nhất giữa các loại khác nhau và cách thức khai thác. Chính vì điều này mà người thường cũng sẽ khó để có thể phân biệt và nhận biết về loại đất hiếm này.

Dưới đây là một số đặc điểm phân bố của đất hiếm mà mọi người có thể tham khảo.

Đất hiếm trong sa khoáng

Đất hiếm trong sa khoáng ở dạng monazit, xenotim làm loại phosphat đất hiếm, ít hơn là silicat đất hiếm. Trong sa khoáng ven biển thì đất hiếm tập trung cùng với ilmenit với hàm lượng khác nhau và phân bổ từ ven biển Quảng Ninh đến Vũng Tàu.

Cách nhận biết đất hiếm
Đất hiếm trong sa khoáng

Sa khoáng monazit trong lục địa thường phân bố ở các thềm sông.

Đất hiếm trong các điểm quặng

Tại vùng Tây Bắc Việt Nam thì đất hiếm còn được phân bổ trong các mạch đồng – molipden nhiệt địch, mạch thạch anh – xạ – hiếm nằm trong các biến chất cổ, trong đá vôi.

Các thể migmatit chứa khoáng hóa urani, thori, đất hiếm ở Lai Châu, Yên Bái….

Ngoài ra thì đất hiếm được phân bổ ở nhiều khu vực khác nhau với trữ lượng khác nhau. Tuy nhiên, quá trình khai thác và điều chế đất hiếm cần các thiết bị hiện đại cùng công nghệ cao để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

Đất hiếm có ở đâu Việt Nam?

Theo ước tính thì Việt Nam hiện đang có khoảng 22 triệu tấn đất hiếm và có trữ lượng đứng thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc. Trữ lượng đất hiếm tại Việt Nam phân bổ chủ yếu ở các tỉnh vùng Tây Bắc và ven biển với các mức sản lượng khác nhau.

Trữ lượng đất hiếm tại Việt Nam tập trung nhiều ở các mỏ như:

+ Mỏ đất hiếm Nâm Xê ở Lai Châu với diện tích là 125,98 km2, có trữ lượng ước tính khoảng 10 triệu tấn.

+ Mỏ đất hiếm Đông Pao ở Lai Châu với diện tích là 53,99 km2, có trữ lượng ước tính khoảng 8 – 10 triệu tấn.

+ Mỏ đất hiếm Mường Hum ở Lào Cai có diện tích là 26.84 km2, có trữ lượng lớn.

+ Mỏ đất hiếm Yên Phú tại Yên Bái có trữ lượng ước tính khoảng 20.000 tấn.

Ngoài ra thì trữ lượng đất hiếm còn được tìm thấy ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng…

Tác hại khi khai thác đất hiếm

Mặc dù đất hiếm được ứng dụng vào các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, nhưng trong thành phần của đất hiếm còn có các nguyên tố độc. Nếu trong quá trình khai thác không đúng quy trình thì sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.

Dưới đây là những tác hại khi khai thác đất hiếm không an toàn mà mọi người có thể tham khảo.

+ Quá trình khai thác đất hiếm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người công nhân và làm ô nhiễm môi trường xung quanh mỏ đất.

+ Gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất nghiêm trọng khi khác thác không có khoa học.

+ Thải ra các sản phẩm phụ gốc kim loại gây ô nhiễm nguồn nước.

Trên đây là chi tiết các thông tin về giá 1kg đất hiếm hôm nay mà mọi người có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin trên thì mọi người đã có thể cập nhật về giá đất hiếm cũng như nhận biết được các khu vực phân bổ đất hiếm để tìm hiểu thêm về loại đất này.

Gợi ý Trang Review, đánh giá sản phẩm/dịch mua hàng: NaoTotNhat.com HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ