- Cách trồng cây vú sữa lò rèn?
- Kỹ thuật trồng cây vú sữa ghép?
- Trồng cây vú sữa bao lâu có trái?
Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít bạn đọc hôm nay hãy cùng gianongsan.org theo dõi bài viết dưới đây giải đáp những thắc mắc trên và thông qua đó là cung cấp những thông tin hữu ích về cây vú sữa cũng như cách trồng vú sữa từ hạt, vú sữa ghép nhé
Cây vú sữa giống
Cây vú sữa có tên khoa học là chrysophyllum cainito, có nguồn gốc từ châu Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan và sau đó được du nhập vào Việt Nam. Cây vú sữa là loài cây sinh trưởng phát triển trong điều kiện thời tiết nhiệt độ từ 22 đến 34 độ C, hoa vú sữa chỉ có trong điều kiện khí hậu có 2 mùa mưa nắng phân biệt.
Về đất đai và thổ nhưỡng, cây vú sữa phù hợp trồng tại những vùng có đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ và thoát nước ổn định để giữ nồng độ pH từ 5,5 đến 6,5, ở nước ta có Vú sữa Lò Rèn là một loại đặc sản nổi tiếng có nguồn gốc tại xã Long Hưng huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Cây vú sữa là loại cây không quá khó trồng nhưng đem lại năng suất cao cho người nông dân, năng suất trung bình đạt từ 1000 – 1500 quả/ cây với trọng lượng từ 200- 300gam/ quả và luôn có giá ổn định trên thị trường, cây vú sữa khi chín có màu sắc sáng bóng.
Cách trồng cây vú sữa từ hạt, vú sữa ghép
Cách chọn giống gieo hạt, ghép cành
Đối với cách trồng cây vú sữa từ hạt, hạt gốc nên chọn từ cây vú sữa Lò Rèn, chỉ chọn hạt trong giai đoạn chín trên cây không lấy hạt giống vào cuối mùa vì thông thường hạt cuối mùa có tỉ lệ nảy mầm kém, cây chậm phát triển.
Đối với chọn cành ghép thì phải chọn cây mẹ phát triển tốt, không không sâu bệnh từ 5 – 10 tuổi chọn cành ở bìa tán lá và có 2 – 3 cành con, chú ý không chọn những cành nằm bên trong tán, cành vượt để ghép.
Nếu chọn cành ghép ở giai đoạn cây ra bông thì có thể sử dụng phân urê phun lên cây cho rụng hết bông tránh việc cành cây mất chất vì phải trổ bông. Có nhiều cách ghép, tuy nhiên trong sản xuất người ta thường ưu tiên ghép áp cành treo bầu và ghép mắt.
Kỹ thuật gieo hạt
Sau khi chọn hạt, rửa sạch và gieo vào khay hoặc lên liếp đã chuẩn bị sẵn, khi gieo đặt phần tể có màu trắng xuống phía dưới, chỉ gieo hạt sâu không quá 1,5 cm, gieo hạt ở nơi có bóng mát và không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời để giữ độ ẩm.
Khi hạt nảy mầm có từ 4 đến 5 lá thì có thể chuyển sang bầu ươm để hạn chế cây con bị đứt, cong rễ dùng bình xịt tưới cây để đảm bảo cây mọc thẳng và giữ được độ ẩm. Sau 2 tuần có thể bắt đầu sử dụng 60 – 80g urê hòa vào 10 lít nước tưới cho cây.
Khi cây vú sữa đạt chiều cao từ 20 – 25 cm thì sử dụng phân NPK 16 – 16 – 8 với liều lượng 0,5 – 2 g/ cây, bón cách 15 ngày và chú ý tăng dần lượng phân tùy vào sự phát triển của cây con.
Tiếp tục tưới nước đầy đủ, phòng trừ sâu phá hoại, các bệnh héo cho cây con theo hướng dẫn trên bao bì các loại thuốc gốc đồng như Copper B, Copper Zinc hoặc Ridomil.
Kỹ thuật ghép treo bầu
Gốc ghép được sử dụng là loại có đường kính từ 0,8 – 1 cm tương đương gốc ghép từ 16 đến 18 tháng tuổi, dùng dao hoặc dụng cụ vạt gốc ghép theo hình vạt nêm có dài từ 1,5 đến 2 cm chú ý giữ khoảng cách từ 0,6 đến 10 cm so với mặt bầu ươm.
Cành ghép được sử dụng cách chồi ngọn từ 30 đến 40 cm, chúng ta có thể sử dụng dao hoặc dụng cụ vạt góc 30 độ đến giữa thân cành kéo dài đến cách ngọn 2,5 đến 3 cm.
Khi ghép chúng ta giữ vạt nêm của gốc ghép đặt vào vị trí vạt xéo trên cành ghép sao cho mặt cắt trùng khớp với cành ghép, tiến hành buộc chặt bằng dây PE, giữ cố định để tránh gió ngã.
Cắt mối nối ghép sau khi ghép khoảng 3 tuần, sau khoảng 1,5 – 2 tháng tiếp theo có thể tiếp tục cắt dây chứng mối nối ghép thành công, sau khoảng 1 tháng tiếp theo hãy thay bầu ươm và chăm sóc cho đến khi có thể đưa đi trồng.
Kỹ thuật ghép áp cành
Gốc ghép được sử dụng là loại có đường kính từ 1 đến 1,5cm tương đương gốc ghép từ 18 đến 20 tháng tuổi, dùng dao có mũi nhọn vạt hình chữ U dài 2 đến 3 cm trên gốc ghép chú ý cách mặt bầu từ 0,6 đến 10 cm, bóc vỏ chữ U sau khi cắt, chỉ bóc bỏ không bóc phần thân gỗ.
Cành ghép là loại cành cắt ra từ cây mẹ, cành có thể có 1 nhánh nhỏ hoặc mắt lá có độ dài khoảng 10cm đến 20 cm, dùng dao có đầu nhọn cắt hình chữ U tương đương với chữ U trên gốc ghép.
Khi ghép, chúng ta đưa lồng 2 chữ U vào nhau cho vừa khít đồng thời dùng dây PE cố định và quấn chặt để tránh bị gió lay. Sau đó có thể đưa cây ghép vào mùng hoặc bao PE trùm kín để cột vào bầu ươm giữ ẩm mà không cần tưới nước.
Từ 30 – 35 ngày sau có thể đưa cây ra khỏi mùng khi đợt chồi đầu tiên già có thể tưới phân urê, phân NPK để phòng trừ sâu bệnh cho cây vừa ghép chống các loại sâu bệnh, bệnh héo, chết cây con bằng các loại thuốc gốc đồng như Copper B, Copper Zinc hoặc Ridomil theo hướng dẫn.
Chọn đất trồng
Khi trồng vú sữa, chúng ta cần vẽ sơ đồ vườn theo các con mương, liếp để dễ dàng trong việc quản lý và chăm sóc cây, nếu trồng cây trên đất ruộng thì cần đào mương lên liếp, bề mặt liếp rộng 7 đến 10 m.
Chú ý phát triển hệ thống đê bao để tưới tiêu và trồng cây chắn gió cho gốc vú sữa, gốc vú sữa rất yếu dễ bị gió quật ngã ở những vùng đất mềm như ven sông, ngoài ra hàng cây chắn gió còn giúp giữ độ ẩm cho vườn, cây quang hợp tốt hơn cây phát triển mạnh khỏe.
Đất trồng cây có thể là đất ruộng, ao hồ cũ có thể tái sử dụng đất vườn với cách xử lý dùng khoản 1 – 1,5 kg vôi/ mô đất, phơi khô sau khoảng 15 đến 30 ngày trước khi bắt đầu trồng
Chăm sóc cây vú sữa cho năng suất cao
Mùa khô khi cây đang phát triển cho quả chín thì cũng là lúc cây cần nhiều nước nhất, để tránh úng đất nhưng vẫn giữ được lượng nước hiệu quả cho cây, chúng ta cần phòng trừ cỏ dại, xới phá váng sau mưa. Định kỳ làm cỏ sau mỗi vụ mùa vào tháng 1 và tháng 8 hàng năm xới sạch cỏ toàn bộ diện tích và xới gốc 2 đến 3 lần 1 năm.
Trong những năm đầu cây phát triển cần tỉa cành đầy đủ, nên tỉa các cành gần gốc chỉ để lại các cành cao, phân bố đều tạo thành hình tán tròn, cắt bỏ phần cành vượt tán việc này còn giúp hạn chế cây phát triển quá cao. Cưa bỏ cành rủ, cành yếu để tránh sâu bệnh, sau mỗi vụ mùa cần tỉa bớt các cành mọc vược ít lá để cây sinh trưởng tốt hơn, liên tục theo dõi tình trạng côn trùng phá hoại.
Chăm sóc cây vú sữa đúng cách
Sau mùa vụ cần tiến hành đốn trẻ hóa các cây đã thu hoạch trên 20 năm tuổi và tiến hành liên tục trong 2 3 năm để cho năng suất tốt hơn. Đồng thời khoảng cuối vụ vào tháng 12 âm lịch tiến hành vặt bỏ trái xấu, những trái chất lượng kém có thể bỏ hết để cắt bỏ cành khô, cành chết, tạo lại tán cây thì nên cắt bỏ luôn cả những cành lớn quá cổ tay.
Sau khi tạo lại tán chúng ta sẽ xiết nước trong mương để đất khô trong khoản 15 ngày khi cây sắp héo thì tiến hành đẩy nước vào hay còn gọi là bơm lùa để giữ được ngấm sâu trong các liếp, sau khoảng nửa ngày thì bơm tiếp lần hai khi nước đã bị rút cạn.
Sau đợt bơm nước lần 2 vừa cạn thì chúng ta sẽ bón thúc cho cây với tỉ lệ mỗi cây 5 kg vôi bột trải đều trên mặt vườn, sau một tuần thì tiếp tục rải bón cho mỗi cây 10-15 kg phân chuồng đã được ủ mục.
Sau giai đoạn bón phân chuồng từ 7-10 ngày, thì có thể sử dụng bùn từ mương để rải khắp mặt vườn đợi đến khi bùn khô thì đến giai đoạn bón phân NPK theo tỉ lệ mỗi cây 2 kg, sau khi bón phân liên tục tưới nước cách nhau 3 ngày trong 5 chu kỳ. Hết 5 chu kỳ thì tưới nước 5 ngày một lần đến khi có mưa xuất hiện để đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng ra hoa và kết quả.
Có ba mốc thời điểm quan trọng cần lưu ý để cây vú sữa cho ra năng suất cao là khi trái lớn bằng đầu ngón tay, khi trái bằng quả trứng vịt và trước khi thu hoạch trái, tại ba giai đoạn này cần bón thêm cho cây từ 2 đến 3 kg phân NPK và tưới nước trong một tháng để kích trái phát triển, phân tan và ngấm xuống đất.
Khi trái non lớn bằng ngón tay thì sử dụng thuốc Regent xịt trừ sâu đục, rệp sáp,… khi trái lớn bằng quả trứng vịt dùng xịt thuốc Regent và Anvil phòng bệnh bao trái, sau khi xịt thuốc 3 ngày dùng bao chuyên dụng để bọc trái vú sữa để phòng ruồi và sâu bệnh ăn trái.
Các loại sâu gây bệnh cho cây vú sữa
- Sâu đục quả là loại gây hại khiến quả vú sữa bị thối, loại sâu này gây hại khi quả phát triển bằng ngón tay có đường kính từ 2 cm đến khi quả chín.
- Sâu ăn bông, đây là loại sâu phá hoa không cho cây kết quả.
- Sâu đục cành, là loài gây hại quanh năm cần theo dõi và phòng ngừa thường xuyên, chúng hoạt động chủ yếu vào mùa khô khi thân cây mất nước chúng sẽ đục các cành gây hư hại thân cây.
- Rệp sáp gây hại chủ yếu vào mùa khô trên các bộ phận của cây.
Các lọai bệnh mà sâu bệnh gây ra phổ biến ở cây vú sữa như:
- Bệnh thán thư gây thối quả, bệnh này làm quả có những đốm đen trên bề mặt sau đó lan rộng và gây thối thịt, chai cứng.
- Thối quả do thu hoạch sai cách, vận chuyển không đúng kỹ thuật.
- Bệnh bồ hóng bệnh này gây ra các nám đen trên lá, thân cây và quả vú sữa, bệnh thường xuất hiện khi cây có rệp sáp làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, chất lượng quả giảm rõ rệt.
Trồng cây vú sữa bao lâu có trái?
Mỗi mùa vụ của cây vú sữa kéo dài từ 180 đến 200 ngày tùy theo giống, người nông dân cần chủ động thu hoạch vào thời kì trái chín sinh lý còn trên cây, nghĩa là lúc quả đã đạt đến hình dạng và màu sắc đặc trưng.
Khi thu hoạch chúng ta cần nên thu cả cuống quả để loại bỏ quả sâu bệnh, các quả bị tổn thương cho vào các thùng và lót giấy tránh làm hư hại, bao trai bằng xốp hoặc ni lông tránh làm trầy xước vỏ khi vận chuyển.
Trong thời gian vận chuyển và bảo quản trái vú sữa không nên để trái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ làm hư hại vỏ trái, không nên sử dụng tấm ni lông để che nắng và đậy quả vì có thể làm trái hấp thu nhiệt quá nhiều làm nám vỏ, thối quả, nên chất theo lớp trong thùng và lót giấy hoặc xốp, không nên bỏ quá nhiều lớp.
Giới thiệu nhà vườn HoaCanhQuangVy thu mua,bán cây vú sữa loại bóng mát trồng vườn biệt thự,….
Hy vọng thông qua bài viết gianongsan.org có thể cung cấp những kiến thức hữu ích cho những dự định trong tương lai và bên cạnh đó là giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc về cách trồng cây vú sữa từ hạt và hướng dẫn ghép vú sữa cho hiệu quả năng suất cao, chúc các bạn thành công.