Trong những năm gần đây trứng rắn hổ mang được nhiều người rỉ tai nhau với những công dụng rất tốt cho sức khỏe nên được nhiều người tìm mua. Vậy trứng rắn mang hổ như thế nào? Giá bán bao nhiêu? Mua ở đâu? Tất cả sẽ được gianongsan.org trả lời trong bài viết dưới đây!
Giới thiệu về rắn hổ mang
Rắn hổ mang được xếp vào loại rắn cực độc và nguy hiểm. Sở dĩ gọi loại rắn này là hổ mang bởi khi gặp nguy hiểm chúng thường ngẩng đầu lên và phìn to ở cổ, hướng đầu và mắt về phía kẻ thù để chuẩn bị tấn công hay đe dọa đối phương.
Rắn hổ mang là một loài bò sát không chân, có vảy, phân bố nhiều ở các rừng nhiệt đới từ Ấn Độ đến châu Á.
Hiện nay, loại bò sát này mang lại lợi nhuận kinh tế cao nên được nuôi nhiều tại các tỉnh phía bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Nam …
Rắn hổ mang đẻ con hay đẻ trứng?
Phần lớn các loại rắn đều không làm tổ, mà chúng sẽ chọn những vị trí yên tĩnh như hốc cây, hang đất, bụi cây, gò đống củi, đống gạch cũ … để sinh sản.
Từ đặc điểm sinh nở và mang thai, rắn hiện nay được chia làm 3 loại gồm: rắn đẻ con, rắn đẻ trứng và rắng đẻ trứng thai, trong đó rắng đẻ trứng chiếm đa số. Loại rắn hổ mang chúng ta đang tìm hiểu là loài rắn đẻ trứng.
Hầu hết rắn hổ mang sau khi đẻ trứng sẽ bỏ đi nơi khác, gần như không quan tâm đến của chúng. Tuy nhiên loài rắn hổ mang chúa lại cẩn thận hơn, mỗi lần đẻ của chúng có từ 50 – 100 trứng, sau khi đẻ, chúng rẽ quanh trong để bao bọc trứng để ấp, thời gian ấp 2 -3 tháng
Trứng rắn hổ mang có ăn được không?
Trứng rắn hổ mang có màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt nhưng có thể chuyển sang màu nâu theo thời gian, hình khá thuôn hoặc bầu dục. trứng rắn thường tụ lại với nhau và thậm chí dính lại với nhau thành một đám lớn
Bạn có thể ăn trứng rắn miễn chúng đã được nấu chin đúng cách, nó không khác nhiều so với việc nấu và ăn một quả trứng gà hay trứng vịt thông thường
Cũng giống như trứng gà, trứng vịt, trứng rắn cũng là thực phẩm bổ dưỡng và nhiều chất đạm, trứng rắn hoàn toan không có độc nên bạn có thể yên tâm khi thưởng thức chúng khi được nấu chin.
Những loại rắn hổ mang có tại Việt Nam
Rắn hổ mang chúa
Hay còn được gọi là rắn hổ mây với tên khoa học là Ophiophagus hannah, là loài rắn cực độc phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á
Đây là loài có chiều dài và trọng lượng lớn hơn tất cả các loài rắn hổ mang. Chiều dài trung bình của một con rắn trưởng thành đạt 3,2 – 4 m với cân nặng trung bình 6kg, có những con chiều ài lên đến 4,8m nặng 12kg. Nó có nhiều màu sắc khác nhau phụ thuộc vào môi trường sống. Phạm vi màu sắc từ đen chì , rám nắng, oliu nâu đến xám nâu, trắng xám. Khi phình lên sẽ thấy chữ V hiện rõ ở sau cổ.
Đây là loại rắn cực độc và cực kỳ nguy hiểm. Nọc độc của nó có thể giết chết 1 người trưởng thành chỉ sau 30 phút.
Rắn hổ mang đất
Có tên khoa học là Naja kaouthia và còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như rắn bành đen, rắn phì đen, rắn hổ mun, rắn hổ mang mắt đơn, rắn hổ sáp, rắn ba khoang (do mặt cổ bụng có 3 khoang đen hoặc nâu)… chúng có màu đen đặc trưng và một vòng tròn trắng ở phía sau cổ khi bành ra.
Phạm vi sống của loài rắn này là trên toàn lãnh thổ Việt Nam, con mới nở chỉ dài 200 – 350 mm và đã có khả năng bành cổ. Rắn trưởng thành có thể dài tới 1 – 2 m với trọng lượng 2 – 3kg. Loài rắn này có khả năng phun nọc độc nên rất nguy hiểm.
Rắn hổ mang bành
Pháp danh khoa học là Naja atra, hay còn được gọi là hổ mang Trung Quốc, hổ mang Đài Loan, hổ mang hoa, bành hoa, bành trắng, phì trắng … Loài rắn này có màu đen giống hổ mang đất nhưng hoa văn phía sau cổ lại khác biệt. Chúng cũng có một vòng tròn trắng không kép kín và có thêm 2 vạch tràn sang hai bên như 2 gọng kính. Loài răn này có khả năng phun nọc độc ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh của nạn nhân.
Rắn hổ mèo
Có tên khoa học là Naja siamensis, hay còn gọi là rắn hỏ mang phun nọc Đông Dương, rắn hổ mang phun nọc Xiêm, rắn hổ mang phun nọc Thái, rắn hổ mang phun nọc đen trắng … bởi lẽ noc là loài được tìm thấy đầu tiên ở Đông Nam Á có màu đổi từ xám sang đen với các đốm trắng hoặc sọc trắng phủ hầu hết bụng của con rắn.
Rắn hổ mèo trưởng thành có chiều dài trung bình 0,9 – 1,6 m. Phạm vi sống của loài răn này là ở phía nam Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma … loài rắn này vô cùng hung dữ và thường phát ra tiếng kêu đe dọa khi gặp kẻ thù nguy hiểm, chúng có khả năng phun nọc độc rất xa và chính xác
Nọc độc của loài rắn này thuộc dạng nọc độc tế bào tác động lên toàn bộ cơ thể ( nhưng không gây nhiễm độc lên hệ thần kinh), nguy hiểm hơn, chúng ta chưa có huyết thanh kháng nọc đặc hiểu cho nọc độc rắn hổ mèo.
Giá trứng hổ mang hiện nay
Trong những năm trước, khi mà đại dịch Covid-19 chưa hành hoàng, nghề nuôi rắn được cho là mang lại lợi nhuận cao nhất cho người nông dân ở các tỉnh phía Bắc. Trứng rắn được cung cấp chủ yếu cho thị trường Trung Quốc và một số ít nhà hàng tại nước ta cũng như nhu cầu mua giống của người chăn nuôi. Vì vậy giá bán khá cao từ 80,000 – 90,000 đồng / 1 quả.
Tuy nhiên, cơn bão covid-19 đi qua, việc hạn chế đi lại, giao thương tại các cửa khẩu với Trung Quốc khiến cho các thương lái ngừng thu mua cả về thịt rắn lẫn trứng rắn. Song song với vấn đề giá thịt rắn giảm đáng kể là việc người dân cũng ngừng nhân giống, giảm sản lượng nuôi khiến cho giá trứng rắn rớt thê thảm, nhiều vùng, giá chỉ còn 8,000 – 9,000 đồng /1 quả, có những nơi trứng rắn trở thành món hàng “vô giá” tức là không có giá bạn cụ thể, bởi không có người mua, cho cũng ít người dám lấy. người dân buộc phải luộc lên bỏ tủ lạnh ăn dần hoặc làm thức ăn cho cá …
Mua trứng rắn hổ mang ở đâu
Do lợi nhuận kinh tế cao nên đã có nhiều làng nghề nuôi rắn đã được lập nên tại các tỉnh miền Bắc nước ta như:
- Làng nghề nuôi rắn hổ mang Tứ Xã, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
- Làng nghề nuôi rắn hổ mang xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
- Làng nghề nuôi rắn hổ mang xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Đọc bài viết trên hi vọng mọi người đã hiểu rõ về trứng rắn hổ mang cũng như giá trứng rắn hổ mang 2021 rồi chứ! Nào, hãy thử mua một ít trứng và thưởng thức chúng luôn nhé!