Sâm đương quy là một trong những dược liệu quý hiếm có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. mời bạn đọc cùng gianongsan.org tìm hiểu về loại thảo dược này cũng như giá bán của nó trên thị trường hiện nay nhé !
Sâm đương quy là gì
Đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis. Là loại cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao cây từ 40 – 80 cm phát triển ở các vùng núi cao với khí hậu ẩm mát. Lá đương quy có hình mác dài mọc xen kẽ, cụm hoa tán kép, mang màu trắng lục nhạt. Rễ đương quy có màu vàng nhạt – là bộ phận chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhất.
Phân loại sâm đương quy
Sâm đương quy tươi
Sâm đương quy tươi là loại chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhất. Bởi loại này chưa qua chế biến nên dược tính vẫn được bảo quản nguyên vẹn. Đương quy tươi thu hoạch về sẽ cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ
Sâm đương quy khô
Rễ sâm đường quy tươi thường được thái mỏng rồi đem sấy hoặc phơi nắng để bảo quản được lâu cũng như sử dụng tiện lợi
Sâm đương quy rừng
Sâm đương quy mọc tự nhiên trong rừng được người dân thu hái với số lượng vô cùng khan hiếm vì vậy giá cả cũng rất đăt đỏ đồng thời cùng dễ bị làm giả nhất
Sâm đương quy Việt Nam
Đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nước ta như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu, Đà Lạt (Lâm Đồng), Đăk Lăk …
Sâm đương quy có tác dụng gì
Theo Y học cổ truyền
Sâm đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng, mùi thơm dịu, tính ấm mang lại tác dụng bổ huyết, thông kinh, nhuận tràng, tiêu sung, dưỡng gân. Chủ trị các chứng huyết hư, kinh nguyệt không đều, tắc kinh. Các bệnh thai tiền sản hậu, tê bì chân tay, tổn thương do té ngã …
Theo Y học hiện đại
Trong Sâm đương quy có các thành phần dược liệu: 0,2 – 0,4 % tinh dầu, acid hữu cơ, acid amin, polyacetylene, sterol, vitamin B1,B12 … nên có tác dụng tăng miễn dịch,kháng khuẩn, chống viêm. Dịch ngâm từ đương quy có tác dụng làm tăng huyết sắc tố và hồng cầu. Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh ở phụ nữ. Ngoài ra nó còn có tác dụng điều trị tiêu hóa kém do tỳ hưu dẫn đến khí huyết kém, điều trị các chứng bệnh liên quan đên đường tiêu hóa như táo bón, khó tiêu …
Sâm đương quy giá bao nhiêu tiền?
Giá sâm đương quy tươi
Đương quy tươi khi mới thu hoạch có giá bán tại vườn dao đồng từ 40,000 – 70,000 đồng/ 1kg
Giá sâm đương quy khô
Sau khi được sấy khô hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời giá đương quy khô sẽ đắt hơn nhiều lần và dao động từ 250,000 – 300,000 đồng/1kg
Vì sâm đương quy là mặt hàng khan hiếm và có lượng tiêu thu cao nên rất nhiều người bán trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng vào để trục lợi. Bởi vậy, trước khi mua bạn đọc nên tìm hiểu kĩ địa chỉ bán, nguồn gốc xuất xứ của loại thảo dược này.
Cách sử dụng sâm đương quy
Sâm đương quy ngâm rượu
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 kg củ đương quy (tươi – khô đều được), 10 lit rượu trắng, 1 bình thủy tinh
Cách thực hiện:
- Rửa sạch đương quy rồi mang phơi nắng cho ráo nước
- Xếp đương quy vào bình cho gọn gàng, đẹp mắt (bạn cũng có thể thái đương quy thành lát)
- Đổ rượu vào cho ngập hoàn toàn đương quy trong bình
Ngâm sau 6 tháng là có thể mang ra sử dụng được.
Sâm đương quy nấu nước uống
Nguyên liệu chuẩn bị : 100g đương quy khô, nước sạch, đường trắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch sâm, loại bỏ hoàn toàn đất cát
- Thái lát mỏng đương quy, cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ
- Đun sôi trong khoảng 30 phút rồi tắt bếp
- Chắt lấy phần nước cốt, pha thêm chút đường cho dễ uống
Đương quy ngâm mật ong
Nguyên liệu chuẩn bị : 2 củ đương quy khô, 1 lít mật ong, 1 bình thủy tinh
Cách thực hiện:
- Củ sâm đương quy rửa sạch, để ráo nước, sau đó thái mỏng
- Cho sâm và 100ml mật ong vào tô sứ / thủy tinh
- Chưng cách thủy hõn hợp trên khoảng 15 – 20 phút
- Đổ hỗn hợp vừa chưng vào bình thủy tinh lớn rồi đỏ thêm mật ong vào cho ngập hết
- Ủ trong vòng 1 tuần là có thể sử dụng
- Mỗi ngày nên dùng 1 lần vào bữa sáng trước khi ăn 30 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất
Lưu ý khi sử dụng sâm đương quy
Không nên lưu trữ, ngâm đương quy trong hũ nhựa vì sẽ gây tương tác với tinh dầu trong cây
Không dùng cây đương quy cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và cả trẻ nhỏ
Không dùng vị thuốc này nếu bạn bị bệnh đái tháo đường, viêm loét hệ tiêu hóa hoặc rối loạn về máu
Không dùng vị thuốc này chung với tất cả các loại thuốc chống đông vì nó tăng nguy cơ kéo dài thời gian chảy máu.
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách dùng đương quy dưới dạng rượu, chiết xuất hoặc khi dùng cây thuốc tươi.
Kỹ thuật trồng sâm đương quy
Đương quy thích ứng với khí hậu mát ẩm, biên độ nhiệt 15-25 , lượng mưa 1,600-2,000 mm/năm. Đất để trồng đương quy là các loại đất pha cát hoặc thịt nhẹ, nhiều mùn, tươi xốp, thoát nước tốt
Làm đất
Đất được cày bừa kĩ, sạch cỏ dại, làm đất nhỏ, tơi xốp,bón lót bằng phân chuồng hoai sau đó lên luống cao 30 -35 cm, mặt luống rộng 70-80 cm, rãnh 30 cm
Gieo hạt
Dùng cuốc đào lỗ cách nhau 20 cm, tiến hành tra hạt xuống lỗ (2-3 hạt/ 1 lỗ) sau đó lấp đất nhỏ 1 cm lên hạt, phủ rơm lên trên, tưới nước đủ ẩm cho cây
Bón phân
Đợt 1: khi cây có 5 lá bón 25% đạm ure/hecta
Đợt 2: khi cây có 7 lá bón 25 % ure/hecta
Đợt 3: khi cây có 9 lá bón 25% ure + 25 % kali/1 hecta
Đợt 4: khi cây có 11 lá bón 15 % ure + 50 % kali/ 1 hecta
Đợt 5: khi cây có 13 lá bón nốt phần ure và kali còn lại
Lưu ý: bón cách gốc 5-10 cm và tưới nước thường xuyên để giữ ẩm
Chăm sóc
Tỉa dặm cây định kỳ, mỗi gốc chỉ nên để 2 cây, thường xuyên làm cỏ và kiểm tra có bị sâu bệnh không. Có thể thực hiện phun thuốc phòng trừ tổng hợp.
Thu hoạch và sơ chế
Khi cây đương quy có biểu hiện lá úa vàng tàn lụi là tiến hành thu hoạch được. Chọn thơì điểm trời nắng ráo tiến hành nhổ cây lên, rửa qua nước sạch rồi phơi cho ráo nước, tiến hành đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ
Hi vọng những chia sẻ trong bài viết này giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn cũng như sử dụng sâm đương quy làm dược liệu! gianongsan.org luôn đồng hành cùng quý bạn đọc để có những thông tin bổ ích trong cuộc sống !
Xem thêm: