Củ riềng tươi còn có một số tên gọi khác là riềng thuốc, kìm sung, phong khương. Theo đông y, nó là thảo dược chữa bệnh đồng thời nó cũng là loại gia vị để chế biến các món ăn hằng ngày. Cùng tìm hiểu về công dụng và giá củ riềng tươi hôm nay ngay dưới đây cùng Gianongsan.org nhé!
Tìm hiểu về cây riềng
Cây riềng – thảo dược tốt cho sức khỏe sống nhiều năm không chỉ là loại thảo dược thông thường mà nó đem đến rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Đặc điểm cây riềng
Riềng có thân thảo, nó sống nhiều năm và trưởng thành cao 2m. Lá riềng màu xanh, có hình mũi mác, đầu nhọn. Hoa riềng thường nở vào tháng 5 đến tháng 8 mà nó mọc thành từng cụm.
Riềng có rễ bò ngang và phình thành củ – đây cũng là bộ phận dùng được của riềng. Khi củ riềng non có màu đỏ, già thì có màu vàng nhạt. Riềng có nhiều kích thước khác nhau, không đều màu. Cây riềng ra quả vào tháng 9 đến tháng 11 và nó có hình tròn thuôn.
Nguồn gốc bản địa của riềng là ở Quảng Đông, Trung Quốc. Cây của nó phát triển ở nơi đất ẩm.
Thành phần hóa học của riềng
Một số thành phần hóa học có trong riềng đó là: 1% tinh dầu, cùng với xineola và metylxinnamat. Ngoài ra còn có Alpine C17H16O6 và chất cay galangola cùng với Galangin C15H10O và Kaempfert C16H12O6.
Cách dùng riềng hiện nay
Hiện nay riềng được dùng 2 loại là khô và tươi.
- Riềng tươi: Củ riềng được rửa sạch và để khô vỏ. Sau đó bảo quản nơi khô ráo và dùng. Riềng tươi được bảo quản rất lâu.
- Củ riềng khô: Riềng khô được đóng trong bao bì và được bảo quản với nhiệt độ phòng tránh những nơi ẩm ướt.
Công dụng của riềng đối với sức khỏe
Một số công dụng của riềng đối với sức khỏe mà bạn có thể tham khảo qua đó là:
Chống viêm, chống oxy hóa
Trong thành phần của riềng có chứa HMP – đây là hợp chất tự nhiên có tác dụng chống viêm mạnh. Vì thế nó còn được bào chế làm thuốc giảm đau. Không những thế, các thành phần như polyphenol và các hợp chất chống oxy hóa của riềng cũng giúp bảo vệ tế bào tránh dẫn đến lão hóa và oxy hóa.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp
Riềng được sử dụng để tránh bệnh tim mạch và giảm những rủi ro liên quan đến tim mạch. Bởi trong thành phần của riềng có chứa chất chống oxy hóa. Hiện nay riềng được xem là thành phần giảm những nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và huyết áp an toàn hiệu quả. Không những thế, riềng được sử dụng hằng ngày sẽ giảm nguy cơ đột quỵ cao.
Giảm mỡ máu hiệu quả
Trong thành phần của củ riềng có chứa galanin, quercetin, kaempferol,… đó là những dưỡng chất có khả năng giảm cholesterol và các thành phần chất béo có hại trong máu. Không những thế, nó còn giảm các nguy cơ như đột quỵ do mỡ máu hoặc là các loại xơ vữa, tắc thành động mạch nguy hiểm nữa.
Chống ung thư
Thành phần của củ riềng có khả năng chống ung thư và ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển. Bởi trong thành phần của riềng có thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi các gốc tự do xấu.
Cải thiện chức năng sinh lý nam giới
Không những thế, thành phần của riềng còn có thể tăng kích thích sản sinh tinh trùng và tăng cường chức năng sinh lý nam giới một cách tốt nhất.
Tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Không những thế, thành phần của củ riềng tươi còn có thể cải thiện, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Những dưỡng chất từ riềng có thể tiêu diệt vi khuẩn tấn công. Đồng thời cũng có thể ngăn ngừa lão hóa và tránh nhiễm bệnh lây nhiễm.
Điều trị dạ dày
Ngoài ra, những thành phần dưỡng chất có trong củ riềng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn. Từ đó có thể điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày đặc biệt là đau dạ dày.
Với những thành phần tốt cho sức khỏe, củ riềng đem đến rất nhiều công dụng tuyệt vời. Biết cách sử dụng, sẽ đem đến những công dụng tốt nhất.
Giá củ riềng hôm nay bao nhiêu?
Riềng được trồng khá phổ biến chính vì thế, rất nhiều địa chỉ bán riềng, cung cấp riềng lẻ, sỉ chất lượng trên thị trường. Mức giá củ riềng hôm nay bạn có thể tham khảo qua:
Giá củ riềng tươi
Riềng tươi được sử dụng nhiều hơn riềng khô bởi nó khá dễ bảo quản và cũng giữ được nhiều dưỡng chất tự nhiên hơn. Giá củ riềng tươi hiện nay khoảng 15.000VNĐ/kg.
Giá củ riềng khô
Riềng khô được đóng gói cẩn thận trong bao bì nilon. Đồng thời nó cũng cần bảo quản với điều kiện tự nhiên khá khác biệt. Riềng khô thường được dùng để sắc thuốc hơn là pha chế các món ăn thông thường. Giá riềng khô khoảng 20.000VNĐ/kg.
Ngoài ra, giá riềng tươi và khô còn phụ thuộc vào một số yếu tố như địa chỉ cung cấp hoặc chất lượng riềng nữa.
Địa chỉ mua riềng giá rẻ
Hiện nay riềng tươi được bán sỉ lẻ rất nhiều trên toàn quốc. Bạn có thể mua riềng tiện lợi và nhanh chóng, giá rẻ tại một số địa chỉ đó là:
Hàng rau củ của Big C, Vinmart
Tại các siêu thị lớn, ở các gian hàng rau củ chắc chắn sẽ cung cấp riềng tươi số lượng lớn. Và thường ở những điểm bán này, riềng được chọn lọc củ to và chất lượng tốt. Mức giá tương đương cũng chỉ khoảng từ 15.000 – 20.000 VNĐ/kg mà thôi.
Tại các chợ
Ở nơi bạn sống, thành phố hay nông thôn chắc chắn vẫn có các khu chợ. Tại đây riềng tươi cũng được nhập về bán rất nhiều. Tuy nhiên riềng ở các khu chợ sẽ được nhập trực tiếp từ nơi mới thu hoạch và chưa được chọn lọc. Giá riềng tươi ở những địa chỉ này sẽ rẻ hơn các siêu thị nhiều.
Đó là những nơi mua riềng tươi đơn giản mà bạn có thể tham khảo qua. Không chỉ những địa chỉ này, nếu như nhà bạn có đất thì có thể tự trồng để dùng. Bởi riềng khá dễ trồng và chăm sóc.
Lưu ý khi dùng củ riềng chữa bệnh
Tuy riềng có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần phải chú ý đến liều lượng và cách dùng của nó. Một số vấn đề cần lưu ý khi dùng củ riềng chữa bệnh đó là:
- Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người có bệnh trào ngược dạ dày – không nên sử dụng riềng thường xuyên.
- Nếu như sử dụng quá nhiều riềng trong cùng 1 thời điểm có thể sẽ gây sốc hoặc gây hôn mê tử vong. Vì thế, cần lưu ý đến liều lượng sử dụng.
- Trong một số trường hợp, để giảm những vấn đề về chất ấm của riềng, có thể dùng thay thế bằng gừng nhé!
Đó là những điều bạn cần lưu ý khi dùng riềng trong việc chế biến món ăn cũng như sử dụng làm thuốc nhé!
Trên đây là thông tin về củ riềng tươi – công dụng và một số vấn đề cần lưu ý. Đồng thời cũng là những chia sẻ về giá củ riềng hôm nay và địa chỉ mua hằng ngày bạn có thể tham khảo qua!
Xem thêm: